Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 1

Đánh giá năm 2023 sẽ là năm bản lề để tạo ra những thay đổi lớn trong giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình ví von rằng: “Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần”.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP theo kịch bản phát triển nhanh, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hằng năm khoảng 20%, gấp hơn 3 lần tăng trưởng GDP dự kiến. Chuyển đổi số sẽ là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh và hiệu quả hơn vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, người có rất nhiều nhiệt huyết với chiến lược chuyển đổi số quốc gia.


Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 2

Là doanh nghiệp lĩnh xướng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia, ông kỳ vọng năm 2023 sẽ có những đột phá như thế nào về chuyển đổi số ở các ngành, các lĩnh vực?

Ông Trương Gia Bình: Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia. Việc sớm đưa ra chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng kế hoạch hành động cụ thể đã giúp chúng ta gần như bắt đầu cuộc đua chuyển đổi số cùng lúc với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới. Điều này thể hiện quyết tâm của toàn dân trong chuyển đổi số.

Nếu năm 2020-2021, nhờ quyết tâm đó mà chúng ta đã nhanh chóng tạo ra những kỳ tích trong đại dịch, biến những điều không thể thành có thể; thì trong năm 2022, quyết tâm của chính quyền và toàn dân đã đưa chuyển đổi số trở thành một cuộc vận động lớn chưa từng có.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 3

Chỉ trong thời gian ngắn, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến rõ rệt về mặt chuyển đổi số trên mọi phương diện, từ nhận thức số, thể chế số đến hạ tầng số, nền tảng số, nhân lực số… Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Theo Gartner, 4.600 USD sẽ là giá trị chi tiêu cho công nghệ thông tin của thế giới đến 2023, tăng 5,1%. Riêng về chuyển đổi số, giá trị toàn cầu sẽ đạt đến 3.600 USD đến năm 2026, tức mức tăng 16%. Đồng quan điểm với báo cáo trên, tôi tin rằng hoạt động đầu tư cho công nghệ thông tin lẫn chuyển đổi số sẽ tiếp tục là mũi nhọn của các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu lẫn Việt Nam.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 4

Dù vậy, trong ngắn hạn, năm 2023 có thể đặt ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới. Do đó đầu tư vào chuyển đổi số sẽ theo hướng chọn lọc hơn, tập trung nâng cao vào chất lượng và hiệu quả. Có nghĩa là các chương trình có thể không diễn ra ồ ạt mà tập trung vào giải quyết những vấn đề cốt lõi nhất, mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng vẫn thuộc về lộ trình đã được xác định nhằm đạt mục tiêu trong cả ngắn và trung, dài hạn.

Càng đứng trước thách thức, doanh nghiệp sẽ càng nhận thấy phải chuyển đổi số để nâng cao lợi thế cạnh tranh, tối ưu chi phí, khai phá năng lực mới. Do vậy, đây có thể sẽ là một năm bản lề để tạo ra những thay đổi lớn trong giai đoạn tiếp theo. Những ngành nghề sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số hơn là tài chính, ngân hàng số xuyên quốc gia hay sản xuất thông minh và bền vững;

thương mại điện tử toàn cầu…

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 5

Trước những cơ hội như ông đã nói ở trên, FPT đặt mục tiêu ra sao để đóng góp cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia, rộng hơn là tạo giá trị cho cộng đồng?

Chúng tôi luôn hiểu rằng thành công của mỗi tổ chức gắn liền với thành công của chuyển đổi số và thành công của chuyển đổi số chính là mang đến giá trị hạnh phúc cho mỗi con người.

Với những giải pháp công nghệ sáng tạo dựa trên những công nghệ cốt lõi như AI, Big Data, Blockchain, RPA… chúng tôi cam kết mang sức mạnh kết nối, song hành cùng chính phủ, các tổ chức, người dân, doanh nghiệp để chuyển đổi số toàn trình trong tương lai, hướng tới ba giá trị cốt lõi phục vụ thông minh, thấu hiểu sâu sắc và mang lại lợi ích tối đa

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 6

Đối với người dân, FPT sẽ bước vào hành trình giúp con người cảm thấy hạnh phúc bằng sự thấu hiểu và chăm sóc chu đáo. Nếu trước kia đó là điều không thể thì nay trí tuệ dữ liệu cho phép FPT thấu hiểu từng người và phục vụ họ theo cách mà chính họ tự mình không thể làm nổi. Đối với doanh nghiệp, FPT sẽ chuyển đổi số theo phương thức mới có lẽ chưa có tiền lệ. Tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có nhiều điểm chạm với người dân, khách hàng. FPT sẽ đơn giản hoá tối đa, tự động hoá tối đa mọi điểm chạm này. FPT sẽ tiên phong định hướng này. Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 7

Là doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài nhiều năm nay, ông nhận thấy Việt Nam trong mắt các quốc gia khác như thế nào, nhất là về tiến trình chuyển đổi số của chúng ta?

Thế giới đang ở trong một giai đoạn biến động khó lường. Trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, người ta nhìn vào Việt Nam như một lời giải cho sự phát triển của tương lai. Họ nhìn nhận Việt Nam là một đất nước ổn định, người dân hiền lành. Bản thân chúng tôi và các doanh nghiệp cũng mong muốn thế giới nhìn Việt Nam theo một cách khác.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 8

Chúng tôi không muốn thế giới nhìn Việt Nam là nơi có công nhân rẻ, có đất đai rẻ... mà chúng tôi muốn mọi người nhìn Việt Nam như một quốc gia có dân số đông, trẻ, đứng top 10 thế giới về đào tạo kỹ sư, là quốc gia top 2 về năng lực phần mềm, là quốc gia có phát triển trí tuệ nhân tạo, là quốc gia đi đầu về game.

Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang thay đổi hình ảnh, ô tô của Việt Nam đang chạy trên thế giới. Viễn thông của Việt Nam đang cung cấp cho hàng trăm triệu người dân khắp năm châu. FPT cũng có mặt ở 28 quốc gia, chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp tại các quốc gia đứng đầu trên thế giới.

Chúng ta đang lên rất nhanh, riêng về thương hiệu chúng ta tăng 17 bậc. Covid-19 đã thay đổi rất nhanh, nhận thức vấn đề rất rõ. Tôi tin rằng Việt Nam có cơ hội rất lớn. Trên thế giới này, hỏi có dân tộc nào chăm học, chăm làm như Việt Nam, chỉ có rất ít. Ý chí tự lực, tự cường, một quốc gia hùng cường là ước mơ mà chúng ta phải chiến đấu từng ngày.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 9

Với bối cảnh này, theo ông, Chính phủ cần có cơ chế chính sách linh hoạt ra sao để phát triển kinh tế số?

Tại Việt Nam, kinh tế số được coi là một trong những động lực tăng trưởng trong những thập niên tới, cho phép Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022, mức tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực nhờ lợi thế sở hữu dân số đông và nguồn lao động có kỹ năng số. Với mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP, đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải thực hiện.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 10

Để đạt được mục tiêu này, theo tôi, điều quan trọng nhất là Chính phủ nên chuẩn bị hành lang pháp lý cởi mở, thông thoáng. Cởi mở để hiểu và hỗ trợ doanh nghiệp, thông thoáng để doanh nghiệp sáng tạo, tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, chúng ta cũng cần tăng cường đào tạo về chuyển đổi số, kết nối các nguồn lực, doanh nghiệp công nghệ thông tin với các ngành, các lĩnh vực để tăng tốc phát triển.

Cuối cùng và không thể thiếu chính là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin/tổng số lao động của Việt Nam ước đạt gần 1%, thấp hơn một số quốc gia mạnh về công nghệ thông tin như Mỹ, Ấn Độ… Ở với vai trò tập đoàn tiên phong công nghệ thông tin và chuyển đổi số, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững.

Chủ tịch FPT: 'Bình minh chuyển đổi số thế hệ mới đang đến gần' - Ảnh 11

Theo VietnamFinance