Chỉ tiêu tài chính ngày càng xấu, Apax Holdings huy động được 300 tỷ đồng qua trái phiếu để... trả nợ!

Kinh doanh thua lỗ, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Apax Holdings có xu hướng giảm mạnh thời gian qua.

Huy động 300 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ vay từ công ty con

CTCP Đầu tư Apax Holdings (Apax Holdings - Mã chứng khoán: IBC) thông báo phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ mà Công ty này đã huy động trước đó kể từ ngày 01/10/2020.

Đây là loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm, trả lãi 6 tháng/lần với lãi suất cố định 12,5%/năm. Theo quy định, trái chủ được quyền yêu cầu Apax Holdings mua lại tối đa 50% trái phiếu sau 12 tháng và 100% sau 24 tháng kể từ ngày phát hành. Khi đó, trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất cố định tương ứng là 10,5%/năm và 11,5%/năm.

Ngược lại, trong điều kiện Apax Holdings có nhu cầu mua lại trái phiếu trước hạn kể từ 24 tháng đến dưới 36 tháng thì lãi suất sẽ là 12,5% với tối đa 100% tổng số lượng trái phiếu mà trái chủ sở hữu tại thời điểm đề nghị mua lại.

Phía Apax Holdings sẽ dùng tối đa 8 triệu cổ phần tại CTCP Anh Ngữ Apax (Apax English) để làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã “Apaxholdings_Bond2020”, có tổng mệnh giá 300 tỷ đồng.

Apax Holdings dự kiến sẽ dùng 250 tỷ đồng số tiền thu về từ phát hành trái phiếu để cơ cấu nợ, 50 tỷ đồng để tăng quy mô hoạt động. Mà cụ thể hơn là kết hợp với vốn tự có để bổ sung vốn lưu động cho Apax Holdings và tái cơ cấu khoản nợ vay tại chính Apax English.

Nguồn: Công bố thông tin kết quả đợt phát hành trái phiếu 2020.
Nguồn: Công bố thông tin kết quả đợt phát hành trái phiếu 2020.

Trước đó, tháng 12/2019, HĐQT Apax Holdings đã thông qua kế hoạch mua 6,6 triệu cổ phần tại Apax English từ ông Nguyễn Ngọc Thủy với giá 53.000 đồng/cổ phiếu. Mục tiêu nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của Apax Holdings tại Apax English lên 79,69% vốn điều lệ.

Đáng nói hơn, một phần nguồn vốn để Apax Holdings thực hiện mua cổ phần lại được vay từ chính Apax English, với hạn mức lên tới 350 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm và lãi suất vay bằng lãi suất cho vay 12 tháng của Ngân hàng BIDV.

Cập nhật tại ngày 30/6/2020, Apax Holdings ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn hơn 256 tỷ đồng cho ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch HĐQT Apax Holdings). Trong đó, 233,7 tỷ đồng là khoản tạm ứng ngắn hạn và 22,65 tỷ đồng là phải thu khác.

Phía Apax Holdings cho biết các khoản tiền nêu trên là khoản đặt cọc và lãi đặt cọc mua cổ phần của Apax English theo thỏa thuận chuyển nhượng ngày 2/1/2020.

Chỉ tiêu tài chính ngày càng xấu, Apax Holdings huy động được 300 tỷ đồng qua trái phiếu để... trả nợ! - Ảnh 1
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2 /2020 đã soát xét.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2 /2020 đã soát xét.

Như vậy, Apax Holdings vay nợ hàng trăm tỷ đồng từ công ty con để mua cổ phần của chính công ty con đó, và tiếp tục dùng số cổ phần tại đây làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay khác chính là trái phiếu. Hầu hết khoản vay này dùng để trả nợ đã vay từ công ty con.

Hoạt động tài chính của Apax Holdings ngày càng xấu đi?

Trong những năm gần đây, các chỉ tiêu tài chính của Apax Holdings ngày càng xấu đi. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng, trong khi lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu ngày càng giảm. Có thể thấy, Apax Holdings huy động vốn qua trái phiếu trong lúc kết quả kinh doanh kém khả quan.

Nguồn: Phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ của Apax Holdings
Nguồn: Phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ của Apax Holdings

Nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp này còn ghi nhận lỗ ròng hợp nhất trên 137 tỷ đồng, khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động của các trung tâm Anh ngữ.

Quý 3/2020, Apax Holdings ghi nhận 60,8 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ tăng trưởng 59%. Đây cũng là quý Apax Holdings báo lãi kỷ lục kể từ khi lên sàn HOSE vào cuối năm 2017.

Mặc dù báo lãi lớn quý 3/2020 nhưng kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng đầu năm tại Apax Holdings lại thảm hại.

Cụ thể, công ty vẫn lỗ ròng gần 108 tỷ đồng trong 9 tháng qua, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 50,4 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - EPS âm 964 đồng.

Nguyên nhân chính do giá vốn hàng bán tăng đột biến 52% so với cùng kỳ, lên gần 918 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí tài chính tăng 59% lên gần 46 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 17% lên mức 362 tỷ đồng và chi phí quản lí tăng 12% lên 144 tỷ đồng kéo tổng chi phí 9 tháng đầu năm 2020 lên 553 tỷ đồng khiến doanh nghiệp chịu lỗ.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.

Đáng chú ý, dòng tiền của Apax Holdings đang biến động.

Cụ thể, tính đến 30/9/2020, tiền và các khoản tương đương tiền của IBC giảm 48% so với đầu năm, từ 530 tỷ đồng xuống còn 274 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng vọt 119% lên mức 538 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn phải trả cũng tăng lên gần gần 1.758 tỷ đồng, chiếm tới 61% tổng tài sản.

Điều này gây ảnh hưởng khiến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của IBC âm gần 258 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 dương 475 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng âm hơn 256 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lại dương hơn 89 tỷ đồng.

Chỉ tiêu tài chính ngày càng xấu, Apax Holdings huy động được 300 tỷ đồng qua trái phiếu để... trả nợ! - Ảnh 2
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.
Giá trị phải thu tăng chủ yếu do phát sinh khoản tiền ứng 231 tỷ đồng cho ông Nguyễn Ngọc Thủy,-Chủ tịch HĐQT Apax Holdings. Theo giải trình BCTC quý 2 trước đó, đây là khoản đặt cọc và lãi đặt cọc mua cổ phần của CTCP Anh ngữ Apax theo thỏa thuận chuyển nhượng ngày 2/1/2020.

Tính đến cuối quý 3/2020, Apax Holdings ghi nhận khoản ký cược, ký quỹ phải thu ngắn hạn hơn 231 tỷ đồng cho ông Nguyễn Ngọc Thủy.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020.

Bên cạnh đó, vay và nợ thuê tài chính tại Apax Holdings tính đến 30/9/2020 ở mức hơn 788 tỷ đồng bao gồm nợ vay ngắn hạn và vay dài hạn với chủ nợ lớn nhất là BIDV. Trong đó, nợ ngắn hạn đạt 553 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020

Thực tế, nguồn vốn là yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn mở rộng. Apax Holdings, với vai trò là cánh tay dẫn vốn trong hệ sinh thái của Shark Nguyễn Ngọc Thủy, phải xoay xở để đáp ứng tài chính cho những đơn vị thành viên. Tuy nhiên, các giao dịch của Apax Holdings trong thời gian qua cũng để lại dấu chấm hỏi.

Tháng 8/2020, HĐQT Apax Holdings thông qua giao dịch mua lại trái phiếu chuyển đổi giữa Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy và nhóm quỹ đầu tư Valuesystem Investment Management đến từ Hàn Quốc. Số lượng gồm 104 trái phiếu, với tổng mệnh giá 104 tỷ đồng. Ngày phát hành 11/6/2018 và đáo hạn sau 5 năm.

Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, quỹ ngoại đã thoái toàn bộ vốn tại Apax Holdings (hơn 5 triệu cổ phiếu). Như vậy, Valuesystem Investment Management chỉ nắm giữ cổ phần IBC trong thời gian ngắn ngủi, khoảng 1 tháng từ lần mua vào cuối tháng 4. Tạm tính, quỹ có thể lãi khoảng 17 tỷ đồng.

Cũng trong khoảng thời gian trên, ông Thủy cũng đã mua vào số lượng cổ phiếu tương tự dù  trước đó ông không nắm giữ cồ phần IBC.

Chang Chang (t/h)

Chang Chang (t/h)

Theo Sở hữu trí tuệ