Nguồn vốn từ lô trái phiếu xanh của Vietcombank sẽ được sử dụng để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các ngân hàng vẫn chưa thực sự mặn mà với tín dụng xanh và động lực của tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam chủ yếu đến từ định hướng chính sách của NHNN hơn là nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại.
Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Chuyên gia nhận định khó kỳ vọng nhiều vào tín dụng xanh của ngân hàng, mà nên tập trung vào trái phiếu xanh và cần làm thế nào để trái phiếu có kỳ hạn dài, lãi suất thấp hơn hiện nay để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Khuyến nghị giải pháp phát triển tín dụng xanh (TDX), chuyên gia Lê Nam Long, Trường Đại học Thương mại cho rằng Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý triển khai tín dụng xanh để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh, bảo vệ môi trường có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ.