Biến động tỷ giá gây áp lực lên nền kinh tế Việt Nam thế nào?

Biến động tỷ giá thời gian gần đây đã tác động đa chiều đến hoạt động kinh tế của Việt Nam. Nếu như tình hình xuất khẩu được hưởng lợi khi đồng USD lên giá thì nhập khẩu lại nhập nhằn trước khoản chi phí để bù đắp cho khoản chênh lệch do biến động này.

Biến động tỷ giá gây áp lực lên nền kinh tế Việt Nam thế nào? - Ảnh 1

Xuất khẩu được lợi, nhập khẩu gánh nặng chi phí

Căn cứ theo tỷ giá bán của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến ngày 1/8, một USD bằng 23.400 VND, tăng 2,3% so với đầu năm 2022, ở chiều ngược lại Việt Nam đồng VND lại tăng giá khoảng 8% so với EUR.

Mỹ và châu Âu là hai thị trường xuất nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam nên sự kiện biến động tỷ giá trên thế giới, nhất là đồng USD đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất – kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Một nhà quản lý doanh nghiệp cho biết hầu hết sản phẩm thủy sản nhập khẩu tăng giá cao hơn nhiều so với cùng kỳ do giá USD lên cộng hưởng chi phí vận chuyển tăng gấp đôi.

Khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp nhập khẩu thủy hải sản đó là giá cả có dấu hiệu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong khi người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu để. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thử thách hơn trước khi đồng USD tăng cao.

Cũng đang chịu tác động bởi biến động tỷ giá, ông Phi Long, Giám đốc một doanh nghiệp nhập khẩu thịt bò Mỹ ở Hà Nội cho biết đang ở thế lưỡng nan khi chi phí đầu vào tăng mạnh trong bảy tháng vừa qua.

“Một mặt do chi phí vận chuyển, logistics tăng cao khiến doanh nghiệp liên tục phải đội chi phí để nhập hàng về kho, giờ cộng thêm áp lực khi giá USD liên tục tăng trong khi đang phải vay đôla từ ngân hàng,” ông Long chia sẻ.

Cùng quan điểm này, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho rằng nhờ euro hạ nhiệt, các hợp đồng mua máy móc, thiết bị và một số nguyên phụ liệu cao cấp từ thị trường châu Âu của doanh nghiệp này có lợi về mặt tỷ giá. Song, ở chiều ngược lại, việc đồng USD mạnh lên cũng gây những bất lợi khi phải đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ.

“Khi doanh nghiệp vay ngoại tệ ở thời điểm giá đồng USD đang rẻ, nhưng tới kỳ thanh toán trả nợ, đồng bạc xanh lại lên giá, dẫn tới doanh nghiệp phải chịu thêm khoản bù chênh lệch tỷ giá này,” đại diện May 10 nói.

Trong khi đó, với doanh nghiệp vừa nhập lại vừa xuất thì tác động của đồng USD tăng giá không chỉ có một chiều. Theo các chuyên gia nhận định, ngành nghề xuất khẩu sẽ hưởng lợi trong nửa cuối năm nếu giá đồng USD tiếp tục đi lên song cũng sẽ có áp lực tăng chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Tuy nhiên, ngành xuất khẩu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi lượng tiêu thụ sản phẩm sang châu Âu tăng trưởng rất đáng kể, đặc biệt là nhóm hàng dệt may. Mặc dù cho tỷ giá đồng bạc xanh đang giảm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về tương lai của thị trường tiềm năng này.

Để duy trì tốt tăng trưởng mức xuất khẩu vào thị trường EU, ngoài những doanh nghiệp lớn đã có sẵn công nghệ, đơn hàng thì cần tập trung cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Bởi vì, khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tính an toàn, đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về an toàn khi xuất khẩu vào châu Âu.

Để làm được việc này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ. Thứ hai nữa là đáp ứng tiêu chuẩn về phát triển bền vững với môi trường và người lao động; trong đó, doanh nghiệp phải tuân thủ tốt các quyền lợi và nghĩa vụ với người lao động, đồng thời hướng tới sử dụng năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ xanh để không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nguồn ảnh: Internet  
Nguồn ảnh: Internet  

Nỗi lo về sức mua

Theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt con số 216,35 tỷ USD và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, cả nước đã chi khoảng 215,59 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Trong hơn nửa đầu năm 2022, Việt Nam đã ghi tên mình vào một trong các quốc gia có lượng nhập khẩu từ thị trường Mỹ và EU cao nhất trong khu vực, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản. Trong đó, EU đạt 9 tỷ USD và Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD.

Theo đó, tất cả các khách hàng tại châu Âu đều thanh toán bằng đồng Euro và doanh nghiệp Việt nhận tiền về nước đều phải đổi qua đô la Mỹ (USD). Do vậy, việc đồng Euro giảm gần bằng với đồng USD đồng nghĩa với việc giá trị xuất khẩu của mỗi lô hàng giảm theo. Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp vốn đang chịu nhiều tác động bởi các chi phí đầu vào như xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào, giá nhân công… đều tăng, nay thêm giá Euro trượt giảm sẽ càng kéo lợi nhuận đi xuống.

Có thể thấy, việc đồng bạc xanh đang suy yếu kéo theo lạm phát cao tại châu Âu, hàng hóa nhập khẩu từ đây cũng trở nên đắt đỏ hơn. Cùng với đó, sức mua yếu làm người tiêu dùng châu Âu có thể hạn chế chi tiêu, đặc biệt là những mặt hàng không thiết yếu. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường, trong đó có Việt Nam.

Do đó, khi ký hợp đồng thương mại với đối tác, doanh nghiệp nên thương thảo việc áp mức trần hoặc sàn ngoại tệ thanh toán, để khi tỷ giá biến động tới các trần hoặc sàn, hai bên đều phải chịu chia sẻ rủi ro.

Theo Chất lượng và Cuộc sống