Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Lãng phí lớn vì vỡ tiến độ
Mục tiêu thông xe nửa đầu Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào ngày 30/6 đã chính thức nằm ngoài tầm với của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Có 3 lý do khiến VEC phải tạm chấp nhận “thất bại” trong việc chinh phục mục tiêu tưởng như khá “vừa sức” này sau hơn 5 năm rưỡi thi công dự án này.
Lý do thứ nhất, trên đoạn tuyến từ nút giao với Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Km 210) tới vị trí nút giao Quốc lộ 21 (Km233) dự định thông xe vào ngày 30/6 thuộc công địa của 6 gói thầu, thì chưa có bất kỳ nhà thầu nào thi công xong phần bê tông nhựa. Tính tổng cộng trên đoạn tuyến dài 23 km này, hiện còn khoảng 16 km thảm bê tông nhựa các lớp chưa hoàn thành.
“Quỹ thời gian 1 tháng còn lại là không đủ để các đơn vị hoàn tất hạng mục quan trọng này để có thể thông tuyến bởi miền Bắc đã bắt đầu vào mùa mưa bão – kiểu khí hậu tối kỵ cho thi công thảm bê tông nhựa”, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cho biết.
Lý do thứ hai là dù khối lượng thi công còn lại không lớn so với giá trị hợp đồng, nhưng bê tông nhựa là hạng mục “ngốn nhiều tiền nhất”. Quan trọng hơn, hiện giá một tấn bê tông nhựa khi đưa ra đến hiện trường đã lên tới 1,5 – 1,6 triệu đồng, vượt giá trúng thầu của hầu hết các hợp đồng tới 3 – 4 lần.
“Các nhà thầu thi công trên tuyến đều đang bị lỗ nặng đối với hạng mục này. Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao, việc vay nặng lãi đưa vào thi công là điều cần phải hết sức cân nhắc”, ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (Cienco1) thừa nhận.
Trên thực tế, từ tháng 1/2011 tới nay, tiến độ thi công tại 10 gói thầu xây lắp đều chững lại do giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng đột biến. Tình hình trở nên xấu hơn khi các nhà thầu – những đơn vị đều đã “đuối sức” sau 4 - 5 năm bám Dự án - nghe được thông tin chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn.
Bên cạnh đó, dù được “bật đèn xanh” cho phép VEC thông xe và khai thác tạm đoạn từ đầu tuyến tới nút giao Quốc lộ 21, nhưng điều kiện mà Bộ Giao thông - Vận tải đặt ra lại khá nặng: phải hoàn tất các thủ tục pháp lý về việc kết nối và thi công xong các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông, như hệ thống cọc tiêu, biển báo cây xanh.
“Nếu thời tiết ủng hộ, tình hình tài chính cho Dự án tiến triển thuận lợi, chúng tôi cần thêm khoảng 2 tháng nữa – tức là đầu tháng 9, mới có thể hội đủ các điều kiện trên để đưa đoạn đường vào khai thác”, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết.
Như vậy, đây đã là lần thứ ba, tiến độ Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bị “vỡ”.
VEC đang đứng trước bài toán khó về vốn, bởi khoản tiền 1.100 tỷ đồng huy động được từ đầu năm không còn nhiều, vì đã phải thanh toán các khối lượng hoàn thành cho các đơn vị thi công. Do vậy, nếu dồn sức cho đoạn 23 km đầu tuyến, thì một nửa tuyến còn lại sẽ “đói” vốn. Trong bối cảnh hầu hết nhà thầu tại Dự án chỉ “sống” được bằng tạm ứng và thanh toán của chủ đầu tư…, thì thiếu vốn đang là trở ngại rất khó vượt qua.
Cần phải nói thêm rằng, nỗ lực thông xe 23 km đầu tuyến cũng không giúp chủ đầu tư cải thiện được tình hình tài chính. “Do chưa hoàn thiện và hệ thống thu phí chưa được xây dựng, nên VEC sẽ không thu được phí của các phương tiện giao thông”, ông Mai Tuấn Anh cho biết.
Đây là khoản lãng phí rất lớn, bởi lãi suất phát hành trái phiếu bình quân mà chủ đầu tư đã huy động là 15%/năm. Do chưa có bất kỳ khoản thu nào, việc trả nợ gốc và lãi vay từ việc phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu, VEC vẫn phải trông cậy vào Bộ Tài chính.
“Điều đáng lo ngại là, khả năng phát hành thành công trái phiếu công trình trong thời gian tới là rất thấp. Nếu VEC không lo thêm được khoảng 2.000 tỷ đồng nữa trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, thì nhiều khả năng, mục tiêu thông xe toàn tuyến vào tháng 12/2011 sẽ tiếp tục bị vỡ”, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải đánh giá.
Lý do thứ nhất, trên đoạn tuyến từ nút giao với Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Km 210) tới vị trí nút giao Quốc lộ 21 (Km233) dự định thông xe vào ngày 30/6 thuộc công địa của 6 gói thầu, thì chưa có bất kỳ nhà thầu nào thi công xong phần bê tông nhựa. Tính tổng cộng trên đoạn tuyến dài 23 km này, hiện còn khoảng 16 km thảm bê tông nhựa các lớp chưa hoàn thành.
“Quỹ thời gian 1 tháng còn lại là không đủ để các đơn vị hoàn tất hạng mục quan trọng này để có thể thông tuyến bởi miền Bắc đã bắt đầu vào mùa mưa bão – kiểu khí hậu tối kỵ cho thi công thảm bê tông nhựa”, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cho biết.
Lý do thứ hai là dù khối lượng thi công còn lại không lớn so với giá trị hợp đồng, nhưng bê tông nhựa là hạng mục “ngốn nhiều tiền nhất”. Quan trọng hơn, hiện giá một tấn bê tông nhựa khi đưa ra đến hiện trường đã lên tới 1,5 – 1,6 triệu đồng, vượt giá trúng thầu của hầu hết các hợp đồng tới 3 – 4 lần.
“Các nhà thầu thi công trên tuyến đều đang bị lỗ nặng đối với hạng mục này. Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao, việc vay nặng lãi đưa vào thi công là điều cần phải hết sức cân nhắc”, ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (Cienco1) thừa nhận.
Trên thực tế, từ tháng 1/2011 tới nay, tiến độ thi công tại 10 gói thầu xây lắp đều chững lại do giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng đột biến. Tình hình trở nên xấu hơn khi các nhà thầu – những đơn vị đều đã “đuối sức” sau 4 - 5 năm bám Dự án - nghe được thông tin chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn.
Bên cạnh đó, dù được “bật đèn xanh” cho phép VEC thông xe và khai thác tạm đoạn từ đầu tuyến tới nút giao Quốc lộ 21, nhưng điều kiện mà Bộ Giao thông - Vận tải đặt ra lại khá nặng: phải hoàn tất các thủ tục pháp lý về việc kết nối và thi công xong các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông, như hệ thống cọc tiêu, biển báo cây xanh.
“Nếu thời tiết ủng hộ, tình hình tài chính cho Dự án tiến triển thuận lợi, chúng tôi cần thêm khoảng 2 tháng nữa – tức là đầu tháng 9, mới có thể hội đủ các điều kiện trên để đưa đoạn đường vào khai thác”, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết.
Như vậy, đây đã là lần thứ ba, tiến độ Dự án Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bị “vỡ”.
VEC đang đứng trước bài toán khó về vốn, bởi khoản tiền 1.100 tỷ đồng huy động được từ đầu năm không còn nhiều, vì đã phải thanh toán các khối lượng hoàn thành cho các đơn vị thi công. Do vậy, nếu dồn sức cho đoạn 23 km đầu tuyến, thì một nửa tuyến còn lại sẽ “đói” vốn. Trong bối cảnh hầu hết nhà thầu tại Dự án chỉ “sống” được bằng tạm ứng và thanh toán của chủ đầu tư…, thì thiếu vốn đang là trở ngại rất khó vượt qua.
Cần phải nói thêm rằng, nỗ lực thông xe 23 km đầu tuyến cũng không giúp chủ đầu tư cải thiện được tình hình tài chính. “Do chưa hoàn thiện và hệ thống thu phí chưa được xây dựng, nên VEC sẽ không thu được phí của các phương tiện giao thông”, ông Mai Tuấn Anh cho biết.
Đây là khoản lãng phí rất lớn, bởi lãi suất phát hành trái phiếu bình quân mà chủ đầu tư đã huy động là 15%/năm. Do chưa có bất kỳ khoản thu nào, việc trả nợ gốc và lãi vay từ việc phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu, VEC vẫn phải trông cậy vào Bộ Tài chính.
“Điều đáng lo ngại là, khả năng phát hành thành công trái phiếu công trình trong thời gian tới là rất thấp. Nếu VEC không lo thêm được khoảng 2.000 tỷ đồng nữa trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, thì nhiều khả năng, mục tiêu thông xe toàn tuyến vào tháng 12/2011 sẽ tiếp tục bị vỡ”, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải đánh giá.
Theo Anh Minh
Đầu Tư
Đầu Tư