Khai xuân 'phấp phới': Cổ phiếu khoáng sản hot nhất bảng xếp hạng
GEE, TFC, OCH, TNV và một số ít mã bất động sản có thể cạnh tranh độ hot với nhóm cổ phiếu khoáng sản trong tuần khai xuân.
Mặc dù gặp phải áp lực điều chỉnh ngay trong phiên khai xuân, thị trường chứng khoán vẫn kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm Ất Tỵ trong sắc xanh. Chỉ số VN-Index đạt 1.275,20 điểm, tăng 0,8% so với phiên giao dịch đóng cửa năm Giáp Thìn. Thanh khoản toàn thị trường cải thiện rõ rệt, với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 tuần.
Trong bối cảnh thị trường chung khởi sắc, nhóm cổ phiếu khoáng sản gây chú ý khi “xâm chiếm” bảng xếp hạng cổ phiếu tăng mạnh trên cả ba sàn giao dịch.
![Cổ phiếu bất động sản và khoáng sản “đua top” trên HoSE Cổ phiếu bất động sản và khoáng sản “đua top” trên HoSE ](https://media.tinnhanhnhadat.vn/images/upload/2025/02/09/8ea4f67d-6e44-4c8a-b6ac-b62d24a065b4.jpg)
Trên sàn HoSE, “quán quân” tăng trưởng gọi tên cổ phiếu GEE của Công ty CP Điện lực Gelex (Gelex Electric). Khởi động năm Ất Tỵ với hai phiên tím trần, mã này tiếp tục bật lên trong phiên giữa tuần, qua đó lập đỉnh lịch sử ở mức 45.000 đồng/cp. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên, cho thấy sự nhập cuộc mạnh mẽ của dòng tiền.
Sự thăng hoa của cổ phiếu GEE được thúc đẩy bởi kết quả kinh doanh rực rỡ mà Gelex Electric thông tin trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Năm 2024, doanh nghiệp ghi nhận đạt 21.130 tỷ đồng doanh thu, tăng 27% so với năm 2023, vượt 15% chỉ tiêu. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 1.715 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2023, vượt 48% kế hoạch. Đây cũng là khoản lãi cao nhất của Gelex Electric kể từ khi bắt đầu công bố thông tin vào năm 2020.
Tuy nhiên, cổ phiếu GEE sau đó điều chỉnh nhẹ, giảm 1,78%, xuống còn 44.200 đồng/cp. Chốt tuần, vốn hoá của Gelex Electric đạt 13.260 tỷ đồng. Dưới góc nhìn kỹ thuật, đồ thị cổ phiếu đã xuất hiện mẫu hình nến Inverted Hammer. Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng bắt đầu phát tín hiệu bán trong vùng quá mua, cho thấy rủi ro điều chỉnh có thể gia tăng trong thời gian tới.
Xếp sau GEE là cổ phiếu APG của Công ty CP Chứng khoán APG. Chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh khó khăn cùng “trát phạt” tiền tỷ từ UBCKNN, mã này giảm 0,29% trong phiên khai xuân. Tuy nhiên, ngay sau khi doanh nghiệp tái khởi động kế hoạch thoái vốn tại Công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP), cổ phiếu APG đã tăng kịch trần liên tiếp ba phiên, trong đó có hai phiên “cháy hàng”.
Nhờ vậy, mã này đã tạo ra “cú bật” 24%, qua đó giành ngôi “á quân” và là đại diện duy nhất của nhóm dịch vụ tài chính góp mặt trong danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần vừa qua.
![Bảng xếp hạng cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần khai xuân chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa nhóm bất động sản và khoáng sản Bảng xếp hạng cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần khai xuân chứng kiến cuộc cạnh tranh "khốc liệt" giữa nhóm bất động sản và khoáng sản ](https://media.tinnhanhnhadat.vn/images/upload/2025/02/09/screenshot-2025-02-08-at-152432-2053.jpg)
Từ vị trí thứ 3 đến thứ 9 là cuộc cạnh tranh của các cổ phiếu bất động sản và khoáng sản. Trong đó, nhóm “cổ đất” ghi nhận sự xuất hiện của QCG (+21,05%), LGL (+17,81%) và VRC (+15,87%), lần lượt giữ vị trí thứ 3, 6, 7. Sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản diễn ra trong bối cảnh nhà đầu tư có xu hướng thận trọng hơn khi xuống tiền, do lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump gây ảnh hưởng tới thị trường.
Mặc dù góp mặt ở các vị trí thấp hơn nhưng nhóm cổ phiếu khoáng sản lại “nhỉnh hơn” về số lượng, với VPG (+20,39%), BMC (+19,44%), TNT (+16,59%), FCM (+16,3%), lần lượt ở vị trí thứ 4, 5, 8, 9.
Cổ phiếu OGC của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương xếp chót bảng xếp hạng với mức tăng 16,06%.
Ở chiều ngược lại, danh sách 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE ghi nhận sự góp mặt của KHP (-12,8%), FRT (-8,54%), DCL (-8,45%), PNC (-7,5%), SVI (-6,67%), L10 (-6,39%), SMA (-6,25%), SPM (-6%), DAT (-6,67%), STG (-6,21%).
Trái ngược với sự thăng hoa của GEE, một mã điện lực khác là cổ phiếu KHP của Công ty CP Điện lực Khánh Hoà liên tục diễn biến tiêu cực. Tiếp đà giảm từ trước Tết, mã này đã mất thêm 12,8% thị giá trong tuần khai xuân với áp lực bán ngày càng gia tăng. Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán, đồng nghĩa rằng rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn còn.
Tuy nhiên, nỗi thất vọng lớn nhất thuộc về cổ phiếu FRT của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail). Là một mã vốn hoá lớn, với 4/5 phiên giảm điểm, cổ phiếu FRT xếp thứ 4 trong danh sách 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index tuần qua. Cũng cần nói thêm, không riêng gì FRT, nhóm cổ phiếu công nghệ - viễn thông đã có một khởi đầu năm mới không mấy suôn sẻ khi đồng loạt sụt giảm chóng mặt. Điều này được cho do ảnh hưởng bởi “hiệu ứng” DeepSeek cũng như nỗi lo về các cuộc chiến thương mại, công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
TFC, OCH, TNV “bay phấp phới”, nhóm khoáng sản “gây bão” trên HNX và UPCoM
Nếu như nhóm công nghệ - viễn thông chìm trong “chảo lửa” thì tuần vừa qua, nhóm khoáng sản đua nhau xanh tím. Ngoài bốn đại diện góp mặt trong danh sách tăng mạnh nhất sàn HoSE, nhóm này chiếm tới 3 vị trí trong top 5 cổ phiếu bứt phá nhanh nhất sàn HNX với BKC (+57,89%), HGM (+44,46%) và KSV (+38,75%). Trên sàn UPCoM, cổ phiếu KCB (+52,23%), MTA (+48,8%) và MSR (+36,11%) lần lượt chiếm giữ vị trí thứ 2, 3 và 10 trong danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất.
Cùng với đó, thanh khoản cũng tăng cao đột biến, cho thấy sự tham gia tích cực của dòng tiền. Thậm chí, trong phiên giao dịch ngày 6/2, hầu hết các cổ phiếu khoáng sản ở trọng trạng thái “cháy hàng”.
Đà tăng nóng diễn ra ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố hạn chế xuất khẩu các khoáng sản chiến lược sang Mỹ, một động thái được xem là “đòn đáp trả” trước chính sách siết chặt ngành bán dẫn của Washington. Nhà đầu tư kỳ vọng các doanh nghiệp Việt sẽ hưởng lợi từ việc “lấp chỗ trống” trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
![Nhóm khoáng sản gần như thống trị top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX Nhóm khoáng sản gần như "thống trị" top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX ](https://media.tinnhanhnhadat.vn/images/upload/2025/02/09/screenshot-2025-02-08-at-152443-2054.jpg)
Dù nhóm khoáng sản chiếm trọn “spotlight” tuần khai xuân, vẫn còn một số cổ phiếu gây chú ý với mức tăng trưởng ngoạn mục. Trên sàn HNX, TFC của Công ty CP Trang và OCH của Công ty CP One Capital Hospitality là hai đại diện hiếm hoi của nhóm tiêu dùng thiết yếu lọt vào top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất, nhờ động lực từ kết quả kinh doanh khả quan.
Trong khi đó, trên sàn UPCoM, vị trí “quán quân” thuộc về “tân binh” TNV – cổ phiếu của Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Chào sàn ngày 8/11/2024 với giá 8.900 đồng/cp, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, cổ phiếu không ghi nhận giao dich. Trong phiên đầu tiên ghi nhận giao dịch, mã này đã tăng 39,33%, lên mức 12.400 đồng/cp. Tăng thêm 14,52%, lên mức 14.200 đồng/cp.
![TNV gây bất ngờ khi vượt qua hàng loạt mã khoáng sản để giành ngôi vị quán quân tăng trưởng trên sàn UPCoM cũng như toàn thị trường chứng khoán TNV gây bất ngờ khi vượt qua hàng loạt mã khoáng sản để giành ngôi vị "quán quân" tăng trưởng trên sàn UPCoM cũng như toàn thị trường chứng khoán ](https://media.tinnhanhnhadat.vn/images/upload/2025/02/09/screenshot-2025-02-08-at-152453-2055.jpg)
Trong khi đó, trên sàn UPCoM, “quán quân” tăng trưởng gọi tên “tân binh” TNV – cổ phiếu của Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Lên sàn ngày 8/11/2024 với giá tham chiếu 8.900 đồng/cp, giữa bối cảnh thị trường ảm đạm, mã này không ghi nhận giao dịch nào trong suốt gần 3 tháng vừa qua. Mãi đến phiên giao dịch ngày 6/2/2025, mới có 100 cổ phiếu TNV được khớp lệnh. Lực cầu đột ngột đã đẩy mã này 39,33%, lên 12.400 đồng/cp. Đến phiên 7/2, mã này tiếp tục tăng kịch trần 14,52%, đạt 14.200 đồng/cp (+14,52%).
Với mức tăng 59,55%, cổ phiếu TNV là mã tăng mạnh nhất thị trường chứng khoán tuần đầu năm Ất Tỵ.
Ở chiều ngược lại, danh sách 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX lần lượt gọi tên SDN (-14,83%), VE3 (-14,29%), NBP (-11,54%), VTJ (-11,11%), VCM (-10,11%), TTC (-9,52%), NAP (-9,17%), BST (-9,15%), ARM (-9,09%). Còn trên sàn UPCoM, những cái tên mất giá nhiều nhất là UPC (-38,68%), APL (-38,56%), DAS (-38,33%), VDT (-29,11%), LAW (-28,57%), CDR (-27,56%), NXT (-22,08%), L62 (-20%), HES (-16,94%), NTF (-14,92%).