Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn

Kết thúc quý 2/2021, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSE: MWG)ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng bất chấp Covid-19 bùng phát. Thế nhưng, hàng tồn kho tại MWG ngày càng tăng cao là mối lo lớn vì tính chất mặt hàng khá nhạy cảm. Do đó, dòng ti...

Thế Giới Di Động vừa công bố doanh thu thuần quý 2/2021 đạt 31.658 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính tăng 80% lên 305 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 25% lên 171 tỷ đồng. Chi phí bán hàng lớn nhất trong các chi phí và tăng 26% lên 4.444 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng 20% lên 1.201 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế tại MWG đạt gần 1.214 tỷ đồng, tăng 36%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 62.487 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 2.551 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, nhà bán lẻ thực hiện 50,4% chỉ tiêu doanh thu và 53,7% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn - Ảnh 1
Kết quả kinh doanh quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm tại MWG.  
Kết quả kinh doanh quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm tại MWG.  
Có thể thấy, doanh nghiệp kinh doanh vẫn trụ vững trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, tình hình tài chính tại MWG vẫn ghi nhận một số biến động, đặc biệt là mối lo ngại về hàng tồn kho.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, tổng tài sản của MWG tính đến 30/6/2021 đạt 54.139 tỷ đồng, tăng thêm 8.108 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 4.254 tỷ so với cuối quý 1/2021. Trong đó, giá trị hàng tồn kho của MWG tăng gần 3.000 tỷ đồng, tương đương tăng 15% so với đầu năm, lên 22.415 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản.

Hàng tồn kho tập trung chủ yếu ở thiết bị điện tử hơn 7.720 tỷ đồng, tương đương tăng 10% và điện thoại di động ghi nhận hơn 4.743 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Ngoài ra, thiết bị gia dụng cũng tăng nhẹ lên 3.943 tỷ đồng; mặt hàng máy tính bảng tăng 42% lên gần 154 tỷ đồng; sản phẩm đồng hồ và mắt kính tăng 28% lên mức 677,4 tỷ đồng; thực phẩm khô, các loại nước uống... cũng ghi nhận còn hơn 1.923 tỷ đồng;...

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021.  
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021.  
Nhìn vào danh sách mặt hàng tồn kho của Thế giới di động có thể thấy, sản phẩm là các mặt hàng có tính chất khó bảo quản lâu ngày (chủ yếu là thực phẩm) hoặc những sản phẩm nhanh bị mất giá (như điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử,đồng hồ,…).

Do vậy, con số hàng tồn kho của Thế giới di động khá nhạy cảm. Nếu để sản phẩm tồn kho lâu ngày sẽ thiệt hại nặng về kinh tế nhiều hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác, họ có thể để lâu mà ít bị giảm giá trị theo thời gian.

Xét về dòng tiền tại MWG, 6 tháng đầu năm 2021, hàng tồn kho tăng cao ít nhiều đã tác động đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 92% so với cùng kỳ, xuống còn 641 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng tiền hoạt động đầu tư âm hơn 7.939 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng âm hơn 2.730 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2020 chỉ âm hơn 949 tỷ đồng.

Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn - Ảnh 2
Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn - Ảnh 3
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021.    
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021.    
Ngoài ra, tính đến cuối quý 2/2021, MWG ghi nhận tổng lượng tiền mặt và tiền gửi và trái phiếu ngắn hạn lên đến 18.142 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 15.405 tỷ đồng hồi đầu năm nay.

Đáng chú ý, phần lớn lượng tiền tăng thêm của Thế Giới Di Động đến từ nguồn vốn vay. Tính đến cuối quý 2/2021, tổng nợ phải trả tại MWG tăng 17% so với đầu năm, ghi nhận 35.879 tỷ đồng. Trong đó, MWG đã đi vay ngắn hạn hơn 19.966 tỷ đồng, tăng 28% so đầu năm, chiếm 56% tổng nợ phải trả. Trong khi vay dài hạn không thay đổi, ở mức 1.128 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức 39%.

Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn - Ảnh 4
Kinh doanh ấn tượng song hàng tồn kho của Thế giới di động (MWG) mới là mối lo lớn - Ảnh 5
Tính đến 30/6, MWG đi vay tổng cộng 21.095 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021).  
Tính đến 30/6, MWG đi vay tổng cộng 21.095 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021).  
Doanh thu Bách Hóa Xanh nửa đầu năm tăng 42%

Liên quan tới hoạt động kinh doanh, chuỗi siêu thị Bách hóa xanh vẫn có doanh thu tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của MWG nửa đầu năm 2021. BHX ghi nhận doanh thu hơn 13.360 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 42% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kênh Bách hóa xanh online ghi nhận số lượng đơn hàng gấp 5 lần và doanh thu gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm 30/06/2021, chuỗi Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.888 điểm bán (tăng 37 cửa hàng trong tháng 6) tại 25 tỉnh thành.

MWG cho biết khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và lan rộng ra nhiều địa phương, việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16 đối với toàn bộ 19 tỉnh thành phía Nam và Hà Nội có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của MWG trong thời gian tới do gần 2.000 cửa hàng Thế giới di động/Điện máy xanh phải tạm đóng cửa để phòng dịch hoặc hạn chế bán hàng vào thời điểm cuối tháng 7 trong khi các chuỗi này đang là trụ cột đem lại lợi nhuận cho Công ty.

Theo Hoàng Long

Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo