Masan Consumer dành gần 4.000 tỷ đồng chia cổ tức, kế hoạch lãi 4.600 tỷ đồng năm 2020
Năm 2020 Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng trưởng 24% đến 33%, lên khoảng từ 23.000 đến 24.500 tỷ đồng
Ngày 30/6 tới đây CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã chứng khoán MCH) sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020
Masan Consumer dự kiến dùng hơn 3.954 tỷ đồng chia cổ tức năm 2019
Năm 2019 là năm thứ 2 sau khi Masan Consumer tái cấu trúc thành công mô hình từ "bán hàng hóa" thành "xây dựng thương hiệu" từ cuối năm 2017, hy sinh lợi ích ngắn hạn để tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Năm 2019 được xem là năm thành công với Masan Consumer khi doanh thu thuần đạt 18.488 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm 2018.
Theo báo cáo, ngành hàng gia vị tăng 4,2% trong năm 2019 nhờ sự tăng trưởng danh mục sản phẩm nước mắm và doanh số tăng gấp 4 lần của sản phẩm hạt nêm . Riêng hạt nêm chiếm khoảng 4,5% tổng doanh số ngành hàng gia vị của công ty. Bên cạnh đó, các sản phẩm cao cấp như Nam Ngư Phú Quốc, Chin Su tiếp tục đà tăng trưởng.
Doanh thu ngành hàng nước giải khát tăng 27,2% trong năm 2019 trong đó danh mục nước uống tăng lực tăng 32,5% và danh mục sản phẩm nước đóng chai tăng 15,2%. Các sản phẩm về thịt chế biến đóng góp 96,1% tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần trong năm 2019.
Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 4.492 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 4.062 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6% so với lợi nhuận đạt được năm 2018, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.026 tỷ đồng. EPS đạt 5.727 đồng.
Với kết quả đạt được, Masan Consumer dự kiến dùng hơn 3.954 tỷ đồng chia cổ tức năm 2019. Trước đó công ty đã dành hơn 782 tỷ đồng tạm ứng trước trong năm, số còn lại sẽ chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 45% cho cổ đông. Thời gian thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội cổ đông.
Bên cạnh đó HĐQT công ty cũng trình bày, tùy theo tình hình kinh doanh, nguồn lợi ròng đạt được sẽ ủy quyền cho HĐQT thực hiện việc chi tạm ứng cổ tức cho cổ đông theo quy định.
Kế hoạch lãi 4.600 tỷ đồng đến 4.900 tỷ đồng năm 2020
Năm 2020 Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng trưởng 24% đến 33%, lên khoảng từ 23.000 đến 24.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty cũng tăng trưởng từ 14% đến 22%, lên mức 4.600 tỷ đồng đến 4.900 tỷ đồng.
Báo cáo HĐQT chỉ ra mức tăng trưởng này được xây dựng dựa trên chiến lược cao cấp hoá các ngành hàng chính và gia tăng cơ hội cho các ngành hàng trụ cột mới.
Quý I, doanh nghiệp đạt 4.701,5 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 812 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2%. Sau 3 tháng đầu năm, Masan Consumer hoàn thành hơn 20% kế hoạch doanh thu và gần 18% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Tờ trình về phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) cũng được gửi đến cổ đông. Masan Consumer dự kiến phát hành tối đa 1% tổng số cổ phần đang lưu hành (tương đương hơn 7 triệu đơn vị) trong năm 2020 hoặc 4 tháng đầu năm 2021. Giá phát hành là 50.000 đồng/cp.
HĐQT trình ĐHĐCĐ xem xét phương án chi ra 3.954 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền năm 2019 (tính theo vốn điều lệ hiện tại là khoảng 56%). Trước đó, doanh nghiệp đã tạm ứng đợt đầu tiên với số tiền 782 tỷ đồng, lượng tiền cổ tức còn lại là 3.172 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 45%. Thời gian chi trả cổ tức năm 2019 còn lại trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ.
HĐQT cũng xin cổ đông ủy quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc tạm ứng cổ tức năm 2020.
Theo báo cáo HĐQT, doanh thu bán hàng năm 2019 đạt 18.488 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 4.026, tăng 20%. Tỷ suất lợi nhuận gộp là 43%, thấp hơn so với mức 44,7% năm 2018, do biên lợi nhuận của các sản phẩm hạt nêm và thực phẩm tiện lợi giảm dù tỷ suất lợi nhuận dòng sản phẩm nước uống tăng lực có tăng.
Ngành hàng thực phẩm tăng trưởng một con số, ở mức trung bình sau khi Masan Consumer thực hiện chiến lược cao cấp hoá và giới thiệu các sản phẩm mới. Trong khi đó, ngành hàng đồ uống tăng trưởng ở hai con số và ngành thịt chế biến đạt mức độ tăng trưởng gần gấp đôi để bù đắp mức tăng trưởng chậm trong phân khúc kinh doanh cà phê.
Với các sản phẩm mới của Masan Consumer, thịt chế biến đóng góp 96,1% tăng trưởng doanh thu thuần trong năm 2019. Việc giới thiệu các sản phẩm mới tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của các thương hiệu như Heo Cao Bồi. Ngành hàng này dự kiến sẽ tăng trưởng gấp đôi vào năm 2020 nhờ danh mục sản phẩm đa dạng.
Ngành hàng cà phê không đạt kết quả kinh doanh như dự kiến, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn vào quý IV/2019. Tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức chậm và doanh thu của ngành hàng năm 2019 giảm 12,8%. Các sản phẩm cà phê mới như cà phê rang xay, cà phê uống liền có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng trong năm 2020.
Doanh thu ngành hàng gia vị tăng 4,2% trong năm 2019, nhờ tăng trưởng trong danh mục sản phẩm nước mắm và doanh số tăng gấp 4 lần của sản phẩm hạt nêm. Hạt nêm tiếp tục là sản phẩm đóng góp đáng kể vào tốc độ phát triển chung, chiếm gần 4,4% tổng doanh số ngành hàng gia vị trong năm 2019. Việc giới thiệu các sản phẩm cao cấp như Nam Ngư Phú Quốc, Chin-Su vị mặn mà và Chin-su Cá Cơm Mùa Xuân sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho danh mục sản phẩm gia vị cao cấp trong năm 2020.
Nhờ lợi thế của các sản phẩm cao cấp, ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng 7,2% trong năm 2019 và tăng 25,2% so với năm 2018. Là một trong những mảng kinh doanh cao cấp chính, các giải pháp bữa ăn gia đình hoàn chỉnh đã tăng khoảng 80% so với năm 2018. Các sản phẩm cao cấp hiện chiếm hơn 50% tổng doanh số ngành hàng thực phẩm tiện lợi, trong khi các giải pháp bữa ăn gia đình hoàn chỉnh chiếm 9%.
Doanh thu thuần của ngành hàng nước uống giải khát tăng 27,2% trong năm 2019, trong đó danh mục nước uống tăng lực tăng 32,5% và danh mục sản phẩm nước đóng chai tăng 15,2%. Trong phân khúc nước uống tăng lực, thương hiệu Wake-Up 247 vẫn là sản phẩm chủ đạo với khoảng 30% doanh số, trong khi thương hiệu mới Compact đang tăng dần tỷ lệ đóng góp, hiện chiếm khoảng 7%.
Tại đại hội lần này, Đại hội HĐQT công ty đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số lượng cổ phiếu phát hành tối đa 1% tổng số cổ phần đang lưu hành của công ty. Giá phát hành 50.000 đồng/cổ phần.
Đối tượng phát hành là nhân viên của công ty, các công ty con và các công ty liên kết. Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của công ty. Thời điểm phát hành trong năm 2020 hoặc 4 tháng đầu năm 2021.
Theo Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ