Những giải pháp chủ động giúp chuyển đổi sinh kế và phát triển bền vững tiểu cùng sông Mê Kong
Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL; Xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, có các giải pháp thích ứng và sống chung linh hoạt, biến thách thức thành cơ hội…
Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL; Xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, có các giải pháp thích ứng và sống chung linh hoạt, biến thách thức thành cơ hội…
Đây là 2 trong số các kiến nghị được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 07/06/2024. Kiến nghị đến từ bài tham luận: “Vận dụng chính sách, pháp luật để chuyển đổi sinh kế cho nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu – từ thực tiễn tỉnh Hậu Giang” của CEO Lưu Thị Thanh Mẫu – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation. Ngoài ra, còn rất nhiều giải pháp hữu ích khác liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững, hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư tại khu vực ĐBSCL được các diễn giả trình bày trong 14 tham luận tại hội thảo.
Vận dụng chính sách, pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế
Dưới góc nhìn của một chuyên gia dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về việc ứng dụng và lan tỏa các sản phẩm xanh, lối sống xanh cho mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu đã nêu ra 4 kiến nghị quan trọng nhằm bảo đảm hiệu quả của việc chuyển đổi sinh kế cho nông dân tại ĐBSCL như sau: (1) Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL; (2) Chính phủ cần sẵn sàng cho việc đánh giá tác động, thay đổi quy hoạch, chính sách cho ĐBSCL trong điều kiện khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Kong ngày càng khó khăn; (3) Chính quyền địa phương các tỉnh ĐBSCL cần chủ động xây dựng các chính sách phù hợp, thiết thực và đồng bộ để chuyển đổi sinh kế cho nông dân trong thời gian tới; (4) Nâng cao nhận thức, năng lực cho nông dân.
Riêng khía cạnh Chính sách - Pháp luật, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu cho rằng Chính phủ, các Bộ ngành hiện cũng đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị về các chính sách định hướng sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế cho nông dân và phát triển kinh tế xã hội tại ĐBSCL. “Nhìn chung, các quy định mới trong Luật Đất đai có thể giúp các doanh nghiệp thuận lợi có quỹ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất và hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp “sạch” quy mô lớn tập trung” - CEO Lưu Thị Thanh Mẫu nêu ý kiến.
Nữ thuyền trưởng Phuc Khang Corporation cũng chỉ ra các điểm sáng của Luật Đất đai 2024 như sau: “Thông qua các chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành cũng như quy định tại Luật Đất đai 2024, có thể khái quát một số biện pháp chuyển đổi sinh kế (nghề) cho nông dân và phát triển kinh tế - xã hội tại ĐBSCL như sau: (i) Chuyển đổi hình thức trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ các hộ riêng lẻ, quy mô nhỏ sang hình thức trang trại, quy mô lớn kết hợp công nghệ, kỹ thuật cao, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế lớn nhằm hướng đến mục tiêu “nông nghiệp sạch”; (ii) Sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với du lịch sinh thái”.
Kiến nghị cụ thể của CEO Lưu Thị Thanh Mẫu về phương diện chính sách pháp luật trong chuyển đổi sinh kế cho nông dân tiểu vùng sông Mekong là cần vận dụng các quy định về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng như các quy định về tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để hình thành các khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp đồng bộ, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, giúp hạn chế tình trạng chuyển đổi sinh kế tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa bền vững.
Thích ứng với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững
Bên cạnh vận dụng chính sách pháp luật thì thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả việc chuyển sinh kế cho nông dân tại ĐBSCL được các diễn giả quan tâm. Bởi vì, hiện nay nguồn nước sông Mê Kông ngày càng ít dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn ngày vào sâu nội địa, đặc biệt là vào mùa nắng hạn kéo dài. Tình trạng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nông dân nói riêng và người dân ở các tỉnh ĐBSCL nói chung là rất nặng nề. Tình trạng thiếu nước ngọt của người dân tại tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua là một ví dụ điển hình.
Theo CEO Lưu Thị Thanh Mẫu thì trên thực tế, các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH trong sản xuất nông nghiệp thường bị cản trở bởi những thay đổi của thời tiết, thiên tai, quỹ đất cho phát triển nông nghiệp bị thu hẹp nghiêm trọng do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp diễn ra tràn lan, quá trình xâm nhập mặn và nhiễm phèn cũng làm cho nhiều khu vực không thể trồng lúa và hoa màu, nhiệt độ nước thay đổi, nước dâng hoặc khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản.
Nữ CEO Phuc Khang Corporation chia sẻ: “Cần xác định BĐKH và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và các quy luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân. Quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với BĐKH nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế các-bon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên”.
Biến đổi khí hậu được cho là xu thế chung cần sự chủ động và sẵn sàng của Chính phủ cũng như các trung tâm, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm. Thế nên, Phuc Khang Corporation với định hướng là một Nhà phát triển công trình xanh tiên phong, cũng đã có các hành động cụ thể để thúc đẩy sự thích ứng với biến đổi khí hậu một cách khoa học và thực tiễn. Một trong số đó là hoạt động tài trợ kinh phí cho Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam và Đông Nam Á, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hỗ trợ đội ngũ tham gia khảo sát của đề tài khoa học và công nghệ: “Chuyển đổi sinh kế và sử dụng đất nông nghiệp của nông dân để thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hậu Giang” do GS. Võ Tòng Xuân làm Cố vấn Khoa Học. Những việc làm thiết thực trên mang ý nghĩa lan tỏa sâu rộng về tinh thần trách nhiệm và sự chung tay của cá nhân, doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề nóng của cộng đồng, quốc gia.