Nợ nhóm 5 tại Agribank và BIDV cao nhất nhì hệ thống ngân hàng

Theo BCTC sau soát xét, tính đến cuối tháng 6/2020, nợ nhóm 5 tại Agribank tăng 39,4%, lên mức 17.285 tỷ đồng và BIDV tăng 21%, lên mức 13.776 tỷ đồng.

Ngành ngân hàng từ đầu năm đến nay khó khăn bủa vây, thế nhưng càng “đượm buồn” hơn khi lãi soát xét của một số ngân hàng trong nửa đầu năm còn "bốc hơi" so với con số trong báo cáo tự lập. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng cao hơn so với cuối năm 2019.

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại các ngân hàng.
Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại các ngân hàng.

“Ông lớn” BIDV là một điển hình. Cụ thể, cuối tháng 6/2020, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của BIDV giảm 432 tỷ đồng (tương đương 10,2%) xuống 3.806 tỷ đồng. Tuy nhiên nợ nhóm 5 – nhóm nợ nguy hiểm nhất tăng thêm 433 tỷ đồng (tương đương 3,2%) lên mức 13.776 tỷ đồng.

Ngoài ra, do dịch chuyển nhóm nợ từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ có khả năng mất vốn, BIDV đã tăng thêm hơn 219 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Do đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm 2020 sau soát xét của BIDV giảm 2% so với báo cáo tự lập, xuống gần 4.359 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế chỉ còn gần 3.493 tỷ đồng.

Như vậy, sau soát xét, nợ nhóm 5 tại BIDV cao thứ 2 hệ thống ngân hàng, tăng 21% từ 11.356 tỷ đồng lên gần 13.776 tỷ đồng, chỉ sau Agribank.

BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại BIDV.
BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại BIDV.

Về Agribank, 6 tháng đầu năm 2020, Agribank tiếp tục ghi nhận nợ nhóm 5 cao nhất ngành, tăng từ 12.398 tỷ đồng lên 17.285 tỷ đồng, tương đương tăng 39,4% so với thời điểm cuối năm 2019.

Ngoài ra, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng vọt 94,5% lên 3.805 tỷ đồng. Do đó, tổng nợ xấu của Agribank lên mức 24.463 tỷ đồng – cao nhất hệ thống ngân hàng.

BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại Agribank.
BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại Agribank.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Sacombank là nhà băng có nhiều nợ nhóm 5 nhất với 5.287 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2019. Bên cạnh đó, nợ nhóm 3 cũng tăng vọt 185%, lên mức 850,8 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 32%, lên mức 544,6 tỷ đồng.

BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại Sacombank.
BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại Sacombank.

Đứng sau Sacombank chính là SGB. Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2020, nợ nhóm 5 tại SHB tăng 28,5% so với cuối năm 2019, từ gần 3.523 tỷ đồng lên 4.526 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ nhóm 4 tại nhà băng này cũng tăng vọt lên 241% so với cuối năm 2019, ở mức 1.580 tỷ đồng.

BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại SHB.
BCTC hợp nhất bán niên 2020 soát xét tại SHB.

Ngoài những ngân hàng trên, phần lớn những ngân hàng còn lại đều ghi nhận nợ nhóm 5 tăng ở mức hai, ba con số trong nửa đầu năm 2020.

 Đáng chú ý, KienLongBank là nhà băng có tốc độ tăng mạnh nhất nợ nhóm 5. Cụ thể, tính đến 30/6/2020, tăng từ 239 tỷ đồng lên 2.146 tỷ đồng (gấp gần 9 lần thời điểm cuối năm 2019).

Kienlongbank lý giải, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh do ngân hàng hạch toán gần 1.896 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank (STB) theo quyết định chỉ đạo của NHNN.

Từ đầu năm đến nay, Kienlongbank cũng từng chào bán nhiều lần khoản nợ trên nhưng đều không thành công.

BCTC hợp nhất giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2020 tại KienLongBank
BCTC hợp nhất giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2020 tại KienLongBank

Ngoài Kienlongbank, nợ nhóm 5 tại MB tăng 170% (1.694 tỷ đồng); Nam A Bank tăng 180% (742 tỷ đồng); Eximbank tăng 98% (1.614 tỷ đồng), VietBank tăng 50,6% (533 tỷ đồng), VIB tăng 12,6% (1.979 tỷ đồng); LienVietPostBank tăng gần 22% (1.738 tỷ đồng), ACB tăng 17% (1.060 tỷ đồng),…

Hà Phương (T/h)

Theo Sở hữu trí tuệ/Link: https://sohuutritue.net.vn/no-nhom-5-tai-agribank-va-bidv-cao-nhat-nhi-he-thong-ngan-hang-d83496.html