Thành phố giàu nhất Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm khi băng Tây Nam Cực tan chảy
Băng tan ở Tây Nam Cực có thể khiến một số thành phố trên thế giới biến mất hoàn toàn.
Nam Cực là một trong những vùng đất hoang dã lớn nhất trên Trái Đất chưa được khám phá và nằm sâu dưới lớp băng dày nơi đây là vô số những điều bí ẩn.
Ví dụ, có rất nhiều ngọn núi trên lục địa này cao khoảng 9.000ft, tức là cao hơn ba tòa nhà Burj Khalifa - tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới xếp chồng lên nhau, tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể nhìn thấy vì chúng đã bị ẩn dưới lớp băng cao gần 16.000ft.
Tương tự, có một hồ nước nằm bên dưới lớp tuyết dày hơn 11.000ft, được gọi là hồ Vostok. Ban đầu nó chỉ là một giải thuyết được đưa ra cách đây một thế kỷ, một nhà khoa học đã cho rằng áp suất cực lớn do hàng tấn băng tạo ra có thể làm giảm điểm nóng chảy của băng ở các lớp thấp nhất, tạo ra nước lỏng và biến thành hồ.
Dù ông không chứng minh được ý tưởng của mình ở thời điểm đó, tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục công việc của ông và nhận định rằng lý thuyết mà nhà khoa học này đưa ra là chính xác.
Dưới những khối tuyết khổng lồ ở Nam Cực còn ẩn chứa một hẻm núi, nó thậm chí còn sâu hơn cả Grand Canyon. Dãy núi này chia lục địa thành hai phần Đông Nam Cực và Tây Nam Cực.
Về Grand Canyon, đây là hẻm núi vĩ đại án ngữ ở tiểu bang Arizona, Mỹ và được xếp vào hàng đệ nhất kỳ quan thiên nhiên của nhân loại. Hẻm núi Grand Canyon bị sông Colorado cắt tạo nên một khe núi với độ dài 446km, rộng 0,4 – 24km và sâu hơn 6.093ft. Đây là hẻm núi vĩ đại nhất thế giới cả về độ rộng lớn, độ sâu và độ dài,...
Quay trở lại với vùng đất Nam Cực, phần phía tây của lục địa này đang trải qua nhiệt độ cao hơn, điều này cũng kéo theo việc băng bắt đầu tan. Nếu băng ở Tây Nam Cực tan chảy, hậu quả sẽ vô cùng khôn lường bởi nó sẽ giải phóng lượng nước cực lớn, nâng mực nước biển trung bình toàn cầu lên khoảng 16ft, đủ để một số thành phố lớn trên khắp thế giới biến mất hoàn toàn.
Thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ là nơi đầu tiên biến thành thế giới nước, tiếp theo sẽ là Amsterdam ở Hà Lan, thành phố giàu nhất Việt Nam - TP. HCM, Cardiff ở Anh và New Orleans ở Mỹ.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy rằng ngay cả khi thế giới đạt được các mục tiêu đầy tham vọng nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu, khu vực Tây Nam Cực cũng sẽ phải trải qua tình trạng đại dương nóng lên đáng kể và thềm băng tan chảy.
Chuyên gia Naughten cho biết Tây Nam Cực là quê hương của Sông băng Thwaites, còn được gọi là "sông băng Ngày tận thế", vì sự sụp đổ của băng ở đây có thể làm mực nước biển dâng lên vài feet, buộc các cộng đồng ven biển hoặc các quốc đảo vùng thấp phải xây dựng rào chắn ngăn xung quanh mực nước biển dâng hoặc từ bỏ những nơi này và tìm đến vùng đất mới sinh sống.
Hiện có nhiều nhà khoa học đang cư trú tại Nam Cực để nghiên cứu những điều bí ẩn của nơi này, thậm chí cũng đã có trẻ em sinh ra tại đây. Tuy nhiên, Nam Cực không phải là một quốc gia và vùng đất này cũng không thuộc về ai.
Vùng đất này hiện được quản lý bởi hệ thống hiệp ước Nam Cực - một thỏa thuận nghiên cứu và hợp tác hòa bình và được ký kết lần đầu tiên bởi 12 quốc gia. Có khoảng 5.000 người sẽ sinh sống tại mùa hè và khoảng 1.000 người vào mùa đông, tuy nhiên, điều đặc biệt là không có thường trú ở đó cả.