Thành phố ùn tắc bậc nhất Việt Nam quyết tâm làm 14 tuyến đường sắt đô thị, buýt BRT nghìn tỷ một thời sẽ bị 'khai tử'?

Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km nhằm giảm các phương tiện giao thông, giảm ách tắc trong nội đô.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, Hà Nội sẽ xác định cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km. Việc phát triển đường sắt đô thị được coi là giải pháp cốt yếu nhằm hạn chế xe máy và giảm các phương tiện giao thông cá nhân khác trong nội đô.

Bên cạnh việc tiếp tục triển khai 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 (quy hoạch 1259), đồ án bổ sung 4 tuyến: Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2, Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá, Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4 và Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân.

Hà Nội lên kế hoạch xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị. Ảnh minh họa
Hà Nội lên kế hoạch xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị. Ảnh minh họa

Cùng với 14 tuyến đường sắt đô thị, thành phố sẽ xây dựng đường sắt nhẹ monorail trên cao, chạy ven 2 bờ sông Hồng kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối khu vực phố cổ. Đồng thời, thành phố cũng đang chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. 

Bên cạnh đó, TP sẽ xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy ven hai bờ sông Hồng, kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối khu vực phố cổ, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch Giao thông Vận tải đến năm 2030. Ảnh: UBND TP Hà Nội
Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch Giao thông Vận tải đến năm 2030. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Thời gian qua, TP. Hà Nội đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các hội thảo về các lĩnh vực của dự án Luật, trong đó có phát triển đường sắt đô thị phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD)… để đưa vào Luật.

Trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023" trên địa bàn TP,. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chung Thủ đô, đồng bộ với quy hoạch Thủ đô. 

Với tuyến BRT, theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị. 

Tuyến BRT hoạt động không hiệu quả như mong đợi. Ảnh minh họa
Tuyến BRT hoạt động không hiệu quả như mong đợi. Ảnh minh họa

Tuyến buýt nhanh BRT hiện hữu là tuyến số 01 Kim Mã - Hà Đông có chiều dài hơn 14km, sử dụng 55 xe bus loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe. Tuyến bus này được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). 

Theo các quy hoạch, giai đoạn từ 2011 đến 2030, thành phố xây dựng 8 tuyến nhanh - BRT nhưng hiện nay mới làm được 1. Dự án được thực hiện nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc, làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng, giảm tải phương tiện cá nhân trong nội đô. 

Báo Tiền phong dẫn phân tích của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trong buổi làm việc cho biết, do lưu lượng giao thông đông và làn đường ưu tiên đang khai thác đúng tiêu chuẩn nên buýt nhanh hoạt động không khác gì buýt thường. Thành phố vì thế sẽ có kế hoạch thay thế xe buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị, tuyến này vừa được bổ sung chạy cùng hành trình Kim Mã - Yên Nghĩa.

Chi Chi

Theo Chất lượng và cuộc sống