Thị trường chứng khoán ngày 29/3: Cổ phiếu penny bùng nổ, VNIndex tăng điểm mạnh mẽ
Phiên ngày 29/3 mở không chứng kiến sự tắc nghẽn như thường lệ khi lượng giao dịch buổi sáng không quá lớn, tuy nhiên dòng tiền đổ vào mạnh mẽ trong phiên chiều đặc biệt là các cổ phiếu penny đã giúp cho VNIndex có một ngày tăng 13.47 điểm lên 1175.68 điểm.
Phiên ngày 29/3/2021 mở không chứng kiến sự tắc nghẽn như thường lệ khi lượng giao dịch buổi sáng không quá lớn, tuy nhiên dòng tiền đổ vào mạnh mẽ trong phiên chiều đặc biệt là các cổ phiếu penny đã giúp cho VNIndex có một ngày tăng 13.47 điểm lên 1175.68 điểm,
Nhóm VN30 chỉ còn duy nhất PLX giảm nhẹ 0,5%, còn lại đều khởi sắc. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có đóng góp tích cực khi phần lớn đều tăng hơn 1% như CTG tăng 2,4% lên 40.000 đồng/CP, MBB tăng 2,7% lên 28.250 đồng/CP, TPB tăng 2,6% lên 27.400 đồng/CP, VPB tăng 2,5% lên 44.500 đồng/CP, BID, STB, ACB, HDB, VIB.
Đặc biệt, “tân binh” SSB vẫn vững vàng ở mức giá trần khi kết phiên giữ biên độ tăng 6,9% lên mức 24.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh gần 4 triệu đơn vị và dư mua trần 1,35 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp sau khi lên sàn của SSB.
Bên cạnh cặp đôi FLC và ROS tiếp tục tăng trần, hàng loạt mã khác như HQC, DLG, HAG, TTF, AMD, SJF, HAI, TSC… cũng đua nhau khoe sắc tím và hầu hết cũng trong trạng thái dư mua trần. FLC dẫn đầu với khối lượng khớp gần 38 triệu đơn vị và dư mua trần 19,57 triệu đơn vị; ROS khớp 33,77 triệu đơn vị và dư mua trần 6,91 triệu đơn vị; HQC khớp 20,51 triệu đơn vị và dư mua trần 1,42 triệu đơn vị; các mã DLG, HAG và TTF cùng khớp hơn 14 triệu đơn vị và dư mua trần hơn nửa triệu đến hơn 4 triệu đơn vị.
Trong khi đó trên sàn HNX, cổ phiếu SHB lại có một phiên giao dịch đáng chú ý với phiên tăng trần thứ 2 đạt 21.400 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh ấn tượng đạt 55,78 triệu đơn vị. Hàng loạt mã trên sàn HNX cũng tăng hết biên độ và dư mua trần lớn như HUT, KLF, ART, VIG, ACM, PVL… Trong đó, các mã HUT, KLF, ART có thanh khoản chỉ đứng sau SHB, lần lượt đạt 20,61 triệu đơn vị, 13,38 triệu đơn vị và 7,14 triệu đơn vị. Chốt phiên, HNX-Index tăng 5,2 điểm (+1,92%), lên 276,16 điểm với 140 mã tăng và 71 mã giảm. UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (+0,83%), lên 80,52 điểm với 210 mã tăng và 94 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 55,26 triệu đơn vị, giá trị 781,5 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,8 triệu đơn vị, giá trị 37,32 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 34,94 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.266,833 tỷ đồng, tăng 8,74% về lượng và 22,29% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần ngày 26/3. Đồng thời, khối ngoại bán ra 34,57 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 1.422,41 tỷ đồng, giảm 3,2% về lượng và tăng 7,79% về giá trị so với phiên trước đó. Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 376.600 đơn vị, trong khi phiên trước đó bán ròng 3,58 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 155,58 tỷ đồng, giảm 45,16% so với phiên trước đó.
Còn trên thị trường chứng khoán thế giới, Phố Wall lo ngại về "bong bóng vỡ" khi cổ phiếu của các công ty giải trí hàng đầu nước Mỹ như ViacomCBS Inc và Discovery Inc đều giảm 27% - mức giảm mạnh nhất từ trước tới nay. Tựu chung, khoảng 35 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi khỏi thị trường. Cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường Mỹ cũng chung cảnh ngộ, trong đó có Baidu Inc và Tencent Music Entertainment Group.
Những cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ hơn như GSX Techedu Inc, công ty cung cấp giải pháp giáo dục online Trung Quốc, thậm chí giảm tới 42%.àng loạt giao dịch cổ phiếu khối lượng lớn (giao dịch lô lớn – block trade) vừa được thực hiện tại thị trường Mỹ, thổi bay hàng chục tỷ USD giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp hàng đầu. Nhiều nhà đầu tư lo ngại đây là khởi đầu cho cú nổ của bong bóng chứng khoán Mỹ. Các ngân hàng đầu tư, bao gồm Goldman Sachs Group Inc và Morgan Stanley đã bán ra hàng loạt cổ phiếu lô lớn trị giá hơn 1 tỷ USD. Theo các chuyên gia, việc này có thể sẽ tiếp tục diễn ra khi một số quỹ đầu cơ cũng sở hữu lượng cổ phiếu tương tự, và những diễn biến mới khi nền kinh tế Mỹ phục hồi khiến một số quỹ đầu tư từng mạnh tay rót vốn vào cổ phiếu Trung Quốc dần rời khỏi nhóm này.