Vùng duy nhất ở Việt Nam không giáp biển: Có nơi cao đến 1.000m, sắp có sân bay quốc tế đầu tiên

Nơi đây có 21 điểm vàng với trữ lượng khoảng 8,82 tấn.

Vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54,474km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía tây giáp với Lào và Campuchia. Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54,474km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. Ảnh: Tạp chí Công Thương
Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54,474km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800-1.000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1.500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).

Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị
Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị

Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính bao gồm thượng lưu của sông Xê Xan, sông Srêpok, sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt của các sông này đạt khoảng 50 tỷ m3, chế độ dòng chảy phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. 

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500-600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên.

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Ảnh: Internet
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Ảnh: Internet

Tây Nguyên có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quý, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắk Lắk, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắk Lắk.

Tây Nguyên có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ảnh: Internet
Tây Nguyên có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ảnh: Internet

Sân bay quốc tế đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Cảng Hàng không (CHK) Liên Khương và làm việc với Bộ GTVT để hoàn thiện việc nâng cấp CHK Liên Khương lên CHK quốc tế; tổ chức lễ công bố vào thời điểm thích hợp.

Theo quyết định số 648 ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CHK, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Liên Khương là CHK quốc tế đón 5 triệu khách/năm.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Cảng Hàng không (CHK) Liên Khương và làm việc với Bộ GTVT để hoàn thiện việc nâng cấp CHK Liên Khương lên CHK quốc tế. Ảnh: VnEconomy
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Cảng Hàng không (CHK) Liên Khương và làm việc với Bộ GTVT để hoàn thiện việc nâng cấp CHK Liên Khương lên CHK quốc tế. Ảnh: VnEconomy

Như vậy, Liên Khương sẽ là CHK quốc tế đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên. Khi có các đường bay thường lệ quốc tế đi - đến sân bay này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Liên Khương sẽ là CHK quốc tế đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Thương hiệu và Công luận
Liên Khương sẽ là CHK quốc tế đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Thương hiệu và Công luận

Đến năm 2030, CHK quốc tế Liên Khương sẽ xây dựng nhà ga hành khách T2 với công suất 3 triệu hành khách/năm tại phía đông của nhà ga hành khách T1 hiện có và sẽ hoạt động cùng lúc với cả hai nhà ga T1 và T2, với tổng công suất phục vụ 5 triệu hành khách/năm. Đến năm 2050, dự kiến CHK quốc tế này sẽ được mở rộng với quy mô sân bay cấp 4E, có khả năng phục vụ khoảng 7 triệu hành khách/năm.

Đến năm 2050, dự kiến CHK quốc tế này sẽ được mở rộng với quy mô sân bay cấp 4E, có khả năng phục vụ khoảng 7 triệu hành khách/năm. Ảnh: Bộ GTVT
Đến năm 2050, dự kiến CHK quốc tế này sẽ được mở rộng với quy mô sân bay cấp 4E, có khả năng phục vụ khoảng 7 triệu hành khách/năm. Ảnh: Bộ GTVT

Ngày 13/5, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phát đi văn bản đề nghị các sở, ban, ngành chức năng khẩn trương thực hiện nội dung chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc thúc đẩy chương trình hợp tác toàn diện với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tỉnh cũng đề nghị hãng hàng không quốc gia tiếp tục nghiên cứu mở mới, khai thác các đường bay quốc tế từ sân bay Liên Khương đến các thị trường trọng điểm, tiềm năng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… nhằm kích cầu lượng khách du lịch quốc tế.

*Tham khảo: VietNamNet, Tiền Phong, Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN

Nhật Linh

Theo Chất lượng và cuộc sống