BIDV liên tục rao bán các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng, nợ xấu tăng nhanh

BCTC quý 1/2022 của BIDV ghi nhận đến 31/3/2022 BIDV còn có khoản dư nợ cho vay khách hàng có khả năng mất vốn hơn 8.600 tỷ đồng.

Đạt Phương tiếp tục vay tín dụng ngân hàng BIDV hơn 1.500 tỷ đồng trong vòng hai năm

Từ việc rao bán khoản nợ hơn 1.000 tỷ đồng của doanh nghiệp sản xuất găng tay

Ngày 4/7 vừa qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ra thông báo bán đấu giá khoản nợ (CTCP Găng tay Nam Việt) lần thứ 7.

Tổng dư nợ của CTCP Găng tay Nam Việt tại BIDV tính đến 21/10/2021 là gần 40 triệu USD và hơn 99 tỷ đồng, tương ứng giá trị quy đổi khoảng 1.024 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 800 tỷ đồng, lãi chậm trả và dư nợ lãi tổng cộng gần 224 tỷ đồng theo hợp đồng tín dụng từ các năm 2013, 2017, 2018 và 2019.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để xây dựng Nhà máy găng tay tại xá Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thuộc sở hữu của công ty  và của các cá nhân cổ đông, người thân trong công ty. Tổng diện tích 118.419m2. Theo danh sách, tài sản đảm bảo gồm hàng chục quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Đồng Nai, Long An, TP.HCM. Ngoài ra, tài sản thế chấp còn là hệ thống thiết bị dây chuyền, thiết bị nhà máy sản xuất găng tay y tế, công trình trên đất tại nhà máy... và gần 4,9 triệu cổ phiếu Găng tay Nam Việt chưa niêm yết của cổ đông sáng lập...

BIDV liên tục rao bán các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng, nợ xấu tăng nhanh - Ảnh 1

(Ảnh: Danh sách một phần tài sản đảm bảo của Găng tay Nam Việt tại BIDV)

BIDV thông báo giá khởi điểm cho khoản nợ này gần 799,63 tỷ đồng. Giá khởi điểm này không bao gồm các phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác (nếu có) khi thực hiện nay khoản nợ, các chi phí này do người trúng đấu giá chịu. Đây cũng là thông báo bán đấu giá lần thứ 7 của BIDV đối với khoản nợ của Công ty Găng tay Nam Việt này.

Đến việc bán khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng của Công ty Tài Nguyên

Trước đó ngày 16/6 BIDV đã phát đi thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng tạm tính đến 30/4/2022. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án xá Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; quyền tài sản và quyền khai thác mỏ đá thuộc xá Hoà Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội.

Đối với khoản nợ này, trước đó tháng 4/20220 BIDV đã phát đi thông báo lựa chọn đơn bị tổ chức đấu giá. Thông tin cho biết tài sản đảm bảo là “Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh” đang đồng thế chấp tại BIDV, MSB và PVCombank, trong đó BIDV chiếm 58% tổng giá trị tài sản. Tài sản được định giá hơn 7.800 tỷ đồng trong đó giá trị tài sản đảm bảo được phân chia, hạch toán tại BIDV là hơn 4.500 tỷ đồng. Ngoài ra tài sản đảm bảo thứ 2 là “quyền tài sản và quyền khai thác mỏ đá thuộc xá Hoà Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội” được định giá gần 900 tỷ đồng. Toàn bộ nợ gốc và lãi phát sinh đến ngày 29/3/2022 hơn 4.063 tỷ đồng. Như vậy đến nay sau hơn 2 năm, khoản nợ gốc và lãi đã tăng thêm gần 800 tỷ đồng, lên trên 4.800 tỷ đồng.

Dự án Kento mà Công ty Tài Nguyên mang thế chấp BIDV

Thông tin ghi nhận, Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên được thành lập ngày 29/3/1996 với vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh VLXD, chủ yếu là bê tông, đá xây dựng. Các dự án điển hình của công ty có tên Dự án Kento Node – Hotel Complex, có toà nhà văn phòng Vinatex – Tài Nguyên, có Dự án Evergreen…

Dự án Kento Node tên trước đó là Kento Residences khởi công từ năm 2009, gồm 9 toà nhà với các căn hộ, văn phòng…tổng vốn đầu tư 300 triệu USD. Tuy nhiên do tình trạng bất động sản đóng băng lúc đó, mà dự án bị đình trệ. Cái tên Kento Node gắn liền với dự án từ năm 2017 khi dự án một lần nữa bắt đầu lại với các khoản vay mới từ BIDV. Tuy nhiên không lâu sau đó dự án lại một lần nữa đình trệ. Và cái kết, năm 2020 BIDV tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty Tài Nguyên với dư nợ lúc đó hơn 4.000 tỷ đồng.

BIDV còn khoản nợ “khả năng mất vốn” hơn 8.600 tỷ đồng

BCTC quý 1/2022 ghi nhận tính đến 31/3/2022 BIDV có dư nợ cho vay khác hơn 1.417 triệu tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn hơn 8.600 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Ngoài ra nợ nghi ngờ hơn 2.700 tỷ đồng và nợ dưới tiêu chuẩn hơn 2.200 tỷ đồng.

BIDV liên tục rao bán các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng, nợ xấu tăng nhanh - Ảnh 2

Thuỷ Trúc

Theo Chất lượng và cuộc sống