Chưa đủ tiềm lực tài chính nhưng vẫn có thể đầu tư BĐS: Tại sao không?

Mô hình “Đầu tư chung bất động sản” đang được một bộ phận nhà đầu tư có vốn mỏng quan tâm. Thực tế, mô hình này đã và đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả cao.

Đây có thể gọi là bước tập sự kinh doanh trước khi nhà đầu tư (NĐT) đổ tiền vào mua một ngôi nhà hay một mảnh đất. Quan điểm của người Việt từ xưa tới nay là “an cư, lạc nghiệp”, ai ai cũng muốn sớm có cho mình một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, thực tế giá nhà Việt Nam hiện đang quá cao so với thu nhập bình quân đầu người. Nghịch lý ở chỗ giá nhà đất, căn hộ chung cư đang tăng nhanh trong khi thu nhập của người lao động vẫn đứng im, chưa kể bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.

Lý do đầu tiên khiến giá bất động sản tăng là do lạm phát. Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát tăng 3,96% so với cùng kỳ năm 2019. Lý do thứ hai là thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở vừa túi tiền người lao động. Ngoài ra, do cơ cấu giá thành còn bất hợp lý, chủ đầu tư phải đóng nhiều thuế phí, độn giá thành lên cao để cuối cùng NĐT phải ôm hết khoản chi phí này. Bên cạnh đó là việc đầu cơ tích trữ, buôn qua bán lại để sinh lời khiến việc giá nhà bị đội lên cao. Kết quả là người có tiềm lực tài chính càng ngày càng được hưởng lợi, còn người thu nhập trung bình thì mua nhà hay đầu tư bất động sản cứ dần trở thành một giấc mơ xa vời.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, lãi suất thấp tạo thuận lợi cho việc vay mua nhà, NĐT nên thực sự tính toán kỹ lưỡng, không nên thích quá hóa liều. Dù một số ngân hàng cho phép vay đến 70%, giới chuyên gia khuyên người mua nhà chỉ nên vay cao nhất là 50 - 60% giá trị bất động sản, đồng thời suy xét đến thu nhập hiện tại của mình, làm sao cho bản thân có khả năng chi trả nợ trong suốt 6 tháng nếu lỡ may nguồn thu nhập bị ảnh hưởng.

Có nên vay ngân hàng để mua nhà là một câu hỏi cân não cho rất nhiều người.  
Có nên vay ngân hàng để mua nhà là một câu hỏi cân não cho rất nhiều người.  
Thực tế, đại dịch Covid-19 cho thấy nhiều người không lường trước được tương lai và họ đã không thể gánh nổi số nợ cần chi trả. Trước diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, NĐT nên thận trọng và lấy đây là một bài học cho những biến cố cá nhân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Như vậy, vay ngân hàng cho NĐT không đủ tiềm lực tài chính không phải là cách  tốt nhất hiện nay, thế nhưng kênh đầu tư bất động sản vẫn là một kênh hấp dẫn và sinh lời hữu hiệu. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất vướng vào tình huống này. Người dân của rất nhiều quốc gia khác như Singapore, Hongkong, các nước châu Âu cũng phải chịu giá nhà cao hơn hẳn với quỹ đất eo hẹp. Vậy, giải pháp cho vấn đề toàn cầu này là gì?

Cách đây khoảng 10 năm, các công ty tài chính công nghệ, hay được gọi là Fintech đã lần lượt sinh sôi và nở rộ khắp phố Wall, tạo ra một làn sóng công nghệ số lan rộng khắp thế giới, trong đó có nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực bất động sản, gọi tắt là RE Fintech (công ty tài chính công nghệ chuyên về bất động sản).

Theo báo cáo của Deloitte năm 2018, tổng đầu tư toàn cầu vào các RE Fintech đã tăng từ 2,2 triệu đô la lên tới 31,3 triệu đô la chỉ trong một thập kỷ. Tiêu biểu trong lĩnh vực hoạt động của các công ty này chính là mô hình “đầu tư chung bất động sản” như Fundrise.com hay RealtyShares.com - cả hai đều thuộc top 5 tổng số vốn đầu tư nhận được trong ngành RE Fintech. 

Nếu như Amazon, Uber, Airbnb đã thay đổi cách con người shopping, di chuyển và du lịch thì RE Fintech sẽ thay đổi cách con người đầu tư bất động sản  
Nếu như Amazon, Uber, Airbnb đã thay đổi cách con người shopping, di chuyển và du lịch thì RE Fintech sẽ thay đổi cách con người đầu tư bất động sản  
Hình thức đầu tư chung này cho phép các NĐT mua một phần bất động sản tùy vào số vốn hiện có và nhận được lợi nhuận tương ứng với phần trăm số tiền đầu tư của mình. Đây là một phương thức đầu tư sinh lời hiệu quả, an toàn và tiện lợi, nhanh chóng thu hút phần lớn NĐT cá nhân tham gia.

Tại Việt Nam, phương thức đầu tư chung bất động sản này đang được Infina tiên phong với số vốn tối thiểu chỉ từ 20 triệu đồng. Đây sẽ là giải pháp cho những NĐT có nguồn tài chính vừa phải, thay vì đi vay một số tiền lớn từ ngân hàng.

Đầu tư chung bất động sản có thể còn quá mới tại Việt Nam khiến nhiều người còn e dè. Thực tế, Infina chỉ làm việc với các chủ đầu tư uy tín đồng thời những bất động sản được cân nhắc kỹ lưỡng bởi Hội đồng Thẩm định (gồm các chuyên gia uy tín của các công ty bất động sản lớn), dựa trên xu hướng của thị trường, nhu cầu của người dùng, khả năng sinh lợi, pháp lý dự án, uy tín chủ đầu tư...

Trong tương lai, hòa cùng xu hướng của thế giới, hình thức đầu tư chung bất động sản sẽ trở nên phổ biến hơn, tạo cơ hội cho người có thu nhập trung bình vẫn tự tin đủ khả năng tham gia sân chơi này.

Lê Thảo

Theo Reatimes