Chuyển đổi chợ thành TTTM: Kém hiệu quả, vẫn tiếp tục xây

TNNĐ-Trả lời Zing.vn, Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, dù nhiều TTTM xây mới hoặc cải tạo từ chợ truyền thống hoạt động kém hiệu quả, song vì nhiều lý do, các dự án vẫn sẽ được tiếp tục.

>>> Chợ truyền thống Trung Hòa: Bài học về sự thất bại của mô hình chợ - TTTM

Sở có thể đánh giá về hiệu quả hoạt động của các trung tâm thương mại được xây lên từ chợ truyền thống tại Hà Nội. So sánh hiệu quả kinh doanh giữa trung tâm thương mại chợ với chợ truyền thống thì mô hình nào tốt hơn?

- Thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trong thời gian từ năm 2003 đến nay, thành phố Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ nhằm huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố.

Thành phố có chủ trương đầu tư xây dựng chợ kết hợp trung tâm thương mại tại khu đất đang hoạt động của chợ truyền thống. Đến nay, trên địa bàn đã có 7 công trình chợ - trung tâm thương mại đã đưa vào hoạt động (Chợ Hàng Da, chợ 19/12, Cửa Nam - quận Hoàn Kiếm; chợ Mơ - quận Hai Bà Trưng; Ô Chợ Dừa - quận Đống Đa; Trung Hòa - quận Cầu Giấy; Thanh Trì - huyện Thanh Trì).

Chuyển đổi chợ thành TTTM: Kém hiệu quả, vẫn tiếp tục xây - Ảnh 1
Chợ Cửa Nam nằm trên khu đất vàng đầu đường Lê Duẩn (Hà Nội), từng nổi tiếng đông khách

nhiều chục năm trước nhưng hiện nay hoạt động kém hiệu quả. Ảnh: Diệp Sa.


Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động của cả công trình chợ - trung tâm thương mại còn chưa cao. Khu vực chợ truyền thống hoạt động chưa có hiệu quả so với chợ truyền thống trước khi được đầu tư xây dựng lại.

Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do khu vực chợ truyền thống thường được bố trí tại tầng hầm, tầng bán hầm của tòa nhà chưa thuận tiện cho việc kinh doanh và mua sắm của người dân, trong khi đó người dân có thói quen tiện đâu mua đấy, đi xe vào chợ, ngại gửi xe vào chợ.

Chuyển đổi chợ thành TTTM: Kém hiệu quả, vẫn tiếp tục xây - Ảnh 2>>> Chợ truyền thống Trung Hòa: Bài học về sự thất bại của mô hình chợ - TTTM


TNNĐ- Đã hơn một tháng kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, thế nhưng, cho đến nay, chợ truyền thống Trung Hòa vẫn đang trong tình cảnh vắng bóng người qua lại. Sự ế ẩm của khu chợ này phải chăng đang đi theo vết xe đổ của mô hình chợ - trung tâm thương mại đã thất bại vì không được người dân đón nhận trong thời gian vừa qua.

 

Một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của chợ trong tòa nhà trung tâm thương mại - chợ hoạt động kém hiệu quả là các ngành hàng kinh doanh tại chợ (thực phẩm tươi sống, quần áo, giày dép, đồ gia dụng…) bị cạnh tranh bởi chợ cóc, cửa hàng bán lẻ mặt phố dẫn đến người dân ngại không vào chợ mua sắm. Các ví dụ điển hình là chợ Ngã Tư Sở - quận Đống Đa, chợ Thành Công B - quận Ba Đình, chợ Cầu Giấy - quận Cầu Giấy.

- Thực tế, việc xây dựng trung tâm thương mại từ chợ không nhận được sự ủng hộ của số đông chủ các gian hàng đăng ký kinh doanh tại chợ. Sở có quan điểm thế nào về vấn đề này?

- Trong thời gian qua, thành phố đã hoàn thành đầu tư xây dựng 7 chợ theo mô hình hỗn hợp chợ - trung tâm thương mại. Các chợ này trước khi đầu tư xây dựng đã được lấy ý kiến của hộ kinh doanh và được hộ kinh doanh đồng thuận.

Trong quá trình hoạt động có một số chợ hoạt động kém hiệu quả nên đã dẫn đến một số dự án sau này khi chuẩn bị đầu tư xây dựng lại tâm lý của hộ kinh doanh chưa yên tâm nên chưa đồng thuận cao, cần đến sự tuyên truyền vận động của cơ quan địa phương .

Từ thực tế trên, qua đánh giá công tác quản lý nhà nước về chợ hàng năm, Sở Công Thương có ý kiến đề nghị UBND thành phố xem xét lại mô hình này đối với từng dự án cụ thể để đảm bảo bố trí mô hình chợ truyền thống trong các dự án này đáp ứng nhu cầu của hộ kinh doanh và thuận tiện cho người dân mua sắm.

Chuyển đổi chợ thành TTTM: Kém hiệu quả, vẫn tiếp tục xây - Ảnh 3
Tiểu thương chợ Thành Công từng biểu tình, kêu cứu, phản đối chủ đầu tư xây dựng TTTM. Ảnh: Diệp Sa.


- Từ tháng 9/2012, Sở Công Thương Hà Nội thừa nhận sự thất bại của mô hình chợ hiện đại hay trung tâm thương mại xây lên từ chợ truyền thống. Vậy tại sao các dự án trung tâm thương mại xây mới từ chợ truyền thống vẫn được triển khai?

- Các dự án đầu tư xây dựng chợ - trung tâm thương mại đã tạo dựng bộ mặt văn minh, đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan dấn đến mô hình chợ - trung tâm thương mại chưa thực sự phù hợp.

Một số nguyên nhân đó là:

- Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế đối với các chợ trong tòa nhà chợ - trung tâm thương mại.

- Hầu hết khu vực chợ được bố trí ở vị trí tầng bán hầm hoặc tầng hầm nên chưa thuận tiện cho người dân vào mua sắm.

- Người dân có thói quen “tiện đâu mua đấy”, thói quen mua sắm tại tụ điểm hàng rong, chợ cóc, có tâm lý ngại gửi xe để vào chợ mua sắm.

Do đó, qua đánh giá công tác quản lý nhà nước về chợ hàng năm, Sở Công Thương có ý kiến đề nghị UBND thành phố xem xét lại mô hình này đối với từng dự án cụ thể để đảm bảo bố trí mô hình chợ truyền thống trong các dự án này đáp ứng nhu cầu của hộ kinh doanh và thuận tiện cho người dân mua sắm.

- Thực tế, việc xây mới trung tâm thương mại từ chợ truyền thống vấp phải nhiều phản ứng gay gắt tới tiêu cực của người dân, điển hình như dự án tại chợ Thành Công (tiểu thương biểu tình phản đối trong đêm) hay gần nhất là dự án chợ Ninh Hiệp đang diễn biến phức tạp, quan điểm của Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội như thế nào về các trường hợp này?

- Trong thời gian qua, đã có một số dự án đầu tư xây dựng chợ chưa được sự đồng thuận cao của người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người dân chưa đồng thuận cao, trong đó có dự án có nguyên nhân là do việc đầu tư xây dựng chợ theo mô hình chợ - trung tâm thương mại.

Tuy nhiên, không phải cứ xây dựng chợ theo mô hình chợ - trung tâm thương mại là gặp sự phản đối của người dân.

Chuyển đổi chợ thành TTTM: Kém hiệu quả, vẫn tiếp tục xây - Ảnh 4
Tiểu thương chợ Ninh Hiệp dừng buôn bán để phản đối dự án xây TTTM. Ảnh: Anh Tuấn.


Trong thời gian qua, một số dự án (chợ Thành Công B) đang trong quá trình triển khai, UBND Thành phố đã chủ trì nhiều cuộc họp trong đó yêu cầu chủ đầu tư phải dành diện tích bố trí chợ truyền thống đảm bảo đủ cho các hộ kinh doanh được tái bố trí trở lại và bố trí một phần diện tích để giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm xung quanh, đưa vào kinh doanh tại chợ.

Đồng thời, UBND thành phố đã giao UBND quận Ba Đình và chủ đầu tư phải công bố công khai đối với các hộ kinh doanh và phải được sự đồng thuận cao của hộ kinh doanh khi triển khai dự án.

Đối với các chợ tại Ninh Hiệp, trong thời gian vừa qua, đã có sự phản đối của người dân đối với dự án đầu tư xây dựng chợ đã được Thành phố phê duyệt. Việc này, Thành phố và UBND huyện Gia Lâm đang tập trung giải quyết để tuyên truyền cho nhân dân hiểu và nắm rõ chủ trương của Thành phố.

 Theo Diệp Sa-Zing.Vn thực hiện