Cổ phiếu ngành bất động sản đang chuyển động

TNNĐ-Kỳ vọng sự tăng tốc của ngành bất động sản (BĐS) trong năm 2016 đang đặt mối quan tâm của giới đầu tư tới nhóm cổ phiếu (CP) BĐS. Tất nhiên, cơ hội sẽ không chia đều cho tất cả và việc chọn mặt gửi vàng vẫn luôn là bài toán khó.

>>> Xem Thêm: - Ngày, giờ "hoàng đạo", tốt cho việc xuất hành đón tài lộc năm Bính Thân 2016
- Tham khảo 9 lời chúc Tết hay và ý nghĩa nhất Tết Bính Thân 2016

Cổ phiếu ngành bất động sản đang chuyển động - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo giới chuyên môn, thị trường BĐS năm 2015 đã thực sự bước chân ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài từ 2008 - 2013. Đặc biệt, năm 2015, thị trường căn hộ cao cấp và hạng sang đã chiếm lĩnh thị phần với số lượng sản phẩm “khủng” chưa từng có từ trước tới nay - 1/3 số sản phẩm được chào bán là thuộc phân khúc cao cấp.


Năm 2016, BĐS được dự báo sẽ còn tốt hơn nữa. Kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất ở mức tốt nhất. Những luật và chính sách mới được ban hành như Luật Đất đai năm 2013; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Nhà ở năm 2014; Luật Kinh doanh BĐS năm 2014; Luật Đầu tư năm 2014; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và hỗ trợ

giải quyết nợ xấu và Nghị quyết 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 về sửa đổi, bổ sung cho nghị quyết 02/NQ-CP… sẽ rõ ràng hơn về mặt thủ tục pháp lý cũng như các văn bản hướng dẫn kèm theo.Từ đó, việc giao dịch cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.


Điển hình như Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trên thị trường BĐS. Điều này đã thu hút được lượng khách hàng nước ngoài đang muốn định cư và làm việc tại Việt Nam, cũng như lượng khách ngoại muốn đầu tư vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp.


Ông Đặng Trần Hải Đăng - Phó phòng Nghiên cứu Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán NH Công thương Việt Nam (VietinBankSC) cho biết, sự phục hồi rõ ràng của thị trường BĐS đang tác động nhất định lên diễn biến giá CP ngành BĐS.

Cổ phiếu ngành bất động sản đang chuyển động - Ảnh 2>>>Cổ phiếu xây dựng nào “ngon ăn” nhất năm Ất Mùi?
TNNĐ-Theo thống kê của Vietstock, năm Ất Mùi (tạm tính từ ngày 24/02/2015 đến hết 01/02/2016), trong số 114 cổ phiếu ngành xây dựng đang niêm yết thì có 35 mã tăng. Trong đó, 10 mã cổ phiếu tăng mạnh nhất gồm CTD, C92, CTX, DLR, THG, CTI, VSI, CX8, DC2 và VC7.


Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh chung vào CP ngành BĐS, các nhà quan sát cũng cảnh báo rằng, việc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đầu tư vào CP BĐS trong thời gian tới cũng không hề đơn giản. Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, sự phân hóa trong ngành BĐS khá rõ nét.

Trong kết quả kinh doanh năm 2015, vẫn có không ít công ty niêm yết ngành này ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm hơn năm trước, thậm chí có công ty thua lỗ. “Điều này có nghĩa không phải doanh nghiệp (DN) nào cũng có thể tận dụng tốt cơ hội từ sự phục hồi của thị trường”, ông Đăng nhận định.


Một mâm cỗ bề bộn món ăn rất dễ khiến nhà đầu tư “ù tai, hoa mắt”, các chuyên gia cũng đã đưa ra các định hướng giúp nhà đầu tư có thể tự sàng lọc món hàng phù hợp cho mình. Theo đó, một tiêu chí cơ bản để lựa chọn CP BĐS nhiều tiềm năng, ngoài việc có dự án tốt thì nhà đầu tư nên chú ý khả năng tài chính của DN trong việc đảm bảo tiến độ triển khai và thi công dự án.

Trong dài hạn, các nhà đầu tư cần chú trọng đến quỹ đất sạch lớn nằm tại các vị trí trọng điểm, đây sẽ là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.


Chia sẻ kinh nghiệm với nhà đầu tư, đại diện lãnh đạo một công ty chứng khoán cho rằng, khả năng thu xếp vốn của DN cũng là một yếu tố mà nhà đầu tư nên quan tâm. Với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc có được đầy đủ thông tin và cái nhìn đủ thấu đáo để có thể so sánh năng lực quản lý và mô hình quản trị của một DN là khá khó khăn.

Do đó, việc dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư để nhìn nhận được giá trị một công ty là việc nhìn vào quỹ đất hoặc thông qua hoạt động thu xêp vốn mà các tổ chức tài chính dành cho DN đó. Thông thường, một DN có hạn mức vay lớn là một DN có tín nhiệm cao, dự án có dòng tiền hiệu quả.


Với những tiêu chí như trên, các chuyên gia cho rằng, một số mã đáng quan tâm hiện nay gồm có VIC (Tập đoàn Vingroup), DXG (Địa ốc Đất Xanh), KBC (Phát triển Đô thị Kinh Bắc), CEO (Tập đoàn C.E.O Group), ITA (Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo), KDH (Nhà Khang Điền), NLG (Đầu tư Nam Long)…

Theo Báo Lao Động