Cổ phiếu tháng 7: Nhóm hóa chất dẫn sóng 'tấn công' đỉnh 1.300 điểm

Trước nhịp điều chỉnh của thị trường trong tháng 7, nhiều cổ phiếu vẫn băng băng vượt đỉnh nhờ kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm 2024.

Kết thúc tháng 7, thị trường chứng khoán tiếp tục để lại nhiều tiếc nuối với nhà đầu tư khi chưa thể chinh phục mốc 1.300 điểm Cụ thể, sau khi cán mốc 1.298 điểm trong sáng ngày 10/7, VN-Index lập tức “trượt chân” giảm 12 điểm, qua đó đóng cửa tại ngưỡng 1.286 điểm.

Cổ phiếu tháng 7: Nhóm hóa chất dẫn sóng 'tấn công' đỉnh 1.300 điểm - Ảnh 1

Mặc dù đã gắng sức “gượng dậy” ngay trong phiên 11/7 nhưng VN-Index không thể thành công và tiếp tục trượt sâu về mốc 1.220 điểm vào ngày 25/7. Trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng, thị trường đã phát tín hiệu hồi phục. Tuy nhiên, VN-Index vẫn cách đỉnh khoảng 40 điểm.

Nhịp điều chỉnh mạnh thị trường đã tác động trực tiếp tới tâm lý của dòng tiền. Bất chấp trạng thái giao dịch “ảm đạm” với thanh khoản thấp, nhiều cổ phiếu vẫn băng băng “leo đỉnh” nhờ kết quả kinh doanh tích cực sau nửa năm.

Cổ phiếu hóa chất xác lập đỉnh mới trên sàn HoSE

Trên sàn HoSE, với đà tăng hơn 41% trong nửa đầu năm, cổ phiếu CSV của Công ty CP Hoá chất Cơ bản miền Nam là mã nổi bật nhất nhóm. Với việc tạo đỉnh tại ngưỡng giá 41.000 đồng/cp vào ngày 17/8, vốn hóa của doanh nghiệp đã xác lập kỷ lục lục mới khi vượt 4.400 tỷ đồng.

Đà tăng của cổ phiếu CSV diễn ra trong bối cảnh Hóa chất miền Nam ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý vừa qua. Kết thúc quý II, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 77 tỷ đồng, tăng trưởng 38%. Lũy kế nửa đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế của Hoá chất Cơ bản miền Nam đạt 126 tỷ đồng. So với kế hoạch, doanh nghiệp đã hoàn thành khoảng 60% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xếp ngay sau CSV, cổ phiếu ADP của Công ty CP Sơn Á Đông là mã tăng mạnh thứ hai với biên độ 38,07%. Với mức tăng này, cổ phiếu ADP thiết lập mức đỉnh mới. Với hơn 23 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của Sơn Á Đông vượt ngưỡng 860 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng lớn cổ phiếu đều nằm trong tay cổ đông lớn, khối lượng giao dịch trung bình của ADP chỉ ở mức “nhỏ giọt”, khoảng vài nghìn đơn vị/phiên.

Xếp vị trí thứ 3 là cổ phiếu BFC của Công ty CP Phân bón Bình Điền với đà tăng 31,97%. Pha phá đỉnh của cổ phiếu BFC đã đưa vốn hóa của Phân bón Bình Điền vượt 2.800 tỷ đồng, phản ánh kỳ vọng của một phần nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh vượt trội cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Kết thúc quý II, Phân bón Bình Điền thu về 190 tỷ đồng tiền lãi sau thuế, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ 2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của “đại gia” phân bón đạt 4.856 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt xấp xỉ 264 tỷ đồng, cao gấp 10,3 lần so với cùng kỳ.

Tương tự BFC, cổ phiếu HTG của Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ cũng lập đỉnh mới nhờ kết quả kinh doanh tích cực. Sau nửa đầu năm 2024, Dệt may Hòa Thọ ghi nhận doanh thu hợp nhất ước đạt 2.286 tỷ đồng (khoảng 90 triệu USD), thực hiện 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận riêng gần 143 tỷ đồng, thực hiện 65% kế hoạch năm.

Tại ngày cuối cùng của tháng 7, cổ phiếu HTG đóng cửa tại mốc 45.500 đồng/cp, cao nhất kể từ lần đầu doanh nghiệp niêm yết vào năm 2017. Hiện Hiện tại, tập đoàn dệt may Việt Nam đang là cổ đông lớn nhất của Dệt may Hòa Thọ khi nắm giữ tới 61% cổ phần của doanh nghiệp.

Ngoài nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu TYA của Công ty CP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam - một mã penny cũng để lại ấn tượng với đà tăng trên 26,8%, qua đó xếp vị trí thứ 5. Với nhịp tăng trần trong vài phiên gần đây, vốn hóa của Taya Việt Nam đã vượt 398 tỷ đồng. Dù tạo ra đà tăng tích cực nhưng thanh khoản trung bình của cổ phiếu này cũng khá lẹt đẹt, dưới 5.000 đơn vị/phiên.

Các vị trí còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE nửa đầu năm lần lượt thuộc về các cổ phiếu LM8 ( 25,46%), TDW ( 25,36%) SAV ( 25,33), NNC (21,26%), IMP ( 21,13%).

Nhóm penny tiếp tục dẫn đầu sàn HNX

So với tháng 6, các mã penny tiếp tục chiếm ưu thế trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 7. Với đà tăng 72,73%, cổ phiếu ATS của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư ATS là mã penny tăng mạnh nhất sàn HNX. Đà tăng của cổ phiếu ATS trong tháng qua đã đưa vốn hóa của Tập đoàn Đầu tư ATS vượt 73 tỷ đồng.

Sau ATS, 2 mã penny khác là L62 và INC cũng để lại điểm nhấn với đà tăng tương ứng là 52,38% và 43,46%. Theo đó, vốn hóa của Công ty CP Lilama 69-2 và Công ty CP Tư vấn đầu tư IDICO lần lượt đạt 26 và 74,4 tỷ đồng.

Xếp vị trí thứ 4 và thứ 5, hai cổ phiếu VTZ và DHT ghi nhận mức tăng tương ứng là 37,54% và 33,96%. Với nhịp tăng trong tháng qua, VTZ vs DHT đồng loạt thiết lập đỉnh mới, qua đó đưa vốn hóa của Công ty CP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành và Công ty CP Dược phẩm Hà Tây lần lượt đạt 674 tỷ đồng và 5.846 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX lần lược thuộc về các cổ phiếu VC6 (24,43%), SSM (22,39%), HKT (21,05%), NST (20,88%), BCF (20,34%).

Nhóm cổ phiếu “kiệt thanh khoản” chiếm ưu thế trên sànUPCoM

Trên sàn UPCoM, nhóm cổ phiếu “kiệt thanh khoản” bất ngờ để lại dấu ấn khi đồng loạt phi mã trong tháng vừa qua. Điểm chung của 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn UPCoM chính là khối lượng giao dịch đều ở ngưỡng thấp, trung bình dưới 1.000 đơn vị được khớp lệnh trên một phiên.

Cổ phiếu tháng 7: Nhóm hóa chất dẫn sóng 'tấn công' đỉnh 1.300 điểm - Ảnh 2

Tính tới ngày 31/7, cổ phiếu không thanh khoản DXL là mã tích cực nhất với đà tăng hơn 131%. Theo đó, vốn hóa của Công ty CP Du lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn vượt ngưỡng 58 tỷ đồng. Mặc dù tăng mạnh, tuy nhiên cổ phiếu này lại không ghi nhận lượt mua/bán nào trong nhiều tháng trở lại đây.

Sau DXL, CDR xếp vị trí thứ hai với đà tăng 112,5%, qua đó đưa vốn hóa Công ty CP Xây dựng Cao Su Đồng Nai đạt 43,5 tỷ đồng. Hiện tại, cổ phiếu CDR đang phát tín hiệu tạo đỉnh quanh vùng giá 22.000 đồng/cp khi gặp phải áp lực chốt lời tại đây.

Hưởng lợi xu hướng công nghệ, cổ phiếu TA6 xếp vị trí thứ 3 với đà tăng trên 87%. Với đà tăng trưởng thần tốc, vốn hóa của Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Thành An 665 hiện đã vượt 52 tỷ đồng.

Xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là 2 cổ phiếu TNB và APL với đà tăng lần lượt là 65,26% và 51,15%. Với nhịp tăng trên 50%, vốn hóa của Công ty CP Thép Nhà Bè và Công ty CP Cơ khí và Thiết bị áp lực lần lượt đạt 227 tỷ đồng và 24 tỷ đồng.

Ngoài ra, các vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn UPCoM lần lượt thuộc về các cổ phiếu MIC ( 50,40%), E12 ( 44,64%), VC5 (42,86%), CFV (41,58%).

Hoàng Anh

Theo VietnamFinance