Đến 2025, VRG có 3.600 km2 đất trồng cây cao su
Hiện nay, VRG là doanh nghiệp niêm yết sở hữu quỹ đất lớn nhất nước với 3.600 km2 có diện tích tương tỉnh An Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ.
VRG sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường 2024 (đại hội) vào 29/3/2024 tại trụ sở tập đoàn (177 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM) theo hình thức trực tuyến để thông qua chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035.
Nội dung chính của đại hội là thông qua: Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 của tập đoàn; Đề án cơ cấu lại tập đoàn đến hết năm 2025; Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến hết năm 2025; Miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2026.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024, đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh riêng, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 3.988 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.454 tỷ đồng. Cổ tức năm 2024 ở mức 3% (300 đồng/cổ phiếu).
Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp nhất, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 24.999 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.437 tỷ đồng.
Về Đề án cơ cấu lại VRG đến hết năm 2025, tập đoàn tập trung vào các ngành nghề chính: Trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su; Chế biến gỗ; Công nghiệp cao su; Đầu tư, kinh doanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su của doanh nghiệp thành viên tập đoàn chuyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đến hết 2025, tập đoàn trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su với diện tích 3.600-3.700 km2 (trong nước 2.450-2.550 km2 và nước ngoài 1.150 km2).
Sản lượng mủ cao su khai thác 400.000 tấn, sản lượng tiêu thụ 500.000 tấn, sản lượng gỗ cao su nguyên liệu 1,5 triệu m3 gỗ.
VRG sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu dưới 50% vốn điều lệ tại 17 CTCP, từ 50% đến dưới 65% tại 9 CTCP, trên 65% tại 13 CTCP và sở hữu 100% tại 20 Công ty TNHH MTV.
Tập đoàn chuyển nhượng vốn tại 8 CTCP trong đó có 5 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Đó là CTCP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su, CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (mã VRG), CTCP Du lịch quốc tế Vũng Tàu (mã VIR), CTCP EVN Quốc tế (mã EIC), CTCP Điện Việt Lào, CTCP Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4 (mã TL4), CTCP BOT Quốc 12 An Lộc - Hoa Lư, CTCP Đầu tư VRG (mã SIP).
Tập đoàn sẽ sắp xếp 5 công ty thủy điện: VRG Bảo Lộc, Thủy điện Geruco Sông Côn, Đầu tư Thủy điện VRG Phú Yên, VRG Đắc Nông và VRG Ngọc Linh.
Bên cạnh là xem xét đầu tư thêm vốn để nắm giữ quyền chi phối tại CTCP Cao su Bến Thành (BRC).
Về việc miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2026, đại hội sẽ thông qua việc miễn nhiệm ông Phạm Văn Thành (nghỉ hưu theo chế độ từ 1/9/2023), ông Huỳnh Văn Bảo (nghỉ hưu theo chế độ từ 1/11/2023) và ông Phan Mạnh Hùng (theo đơn từ nhiệm).
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp họ VRG đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Đó là, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (mã GVR), Cao su Bến Thành (BRC), Cao su Bà Rịa (BRR), Cao su Đồng Phú (DPR), Thể thao Ngôi sao Geru (GER), Chế biến Gỗ Thuận An (GTA), Cao su Hòa Bình (HRC), Gỗ MDF Geruco Quảng Trị (MDF), Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC), Cao su Phước Hòa (PHR), Công nghiệp và Xuất nhập khẩu cao su (RBC), Cao su Tân Biên (RTB), Cao su Tây Ninh (TRC).