Đông Nam bộ vươn mình phát triển ra quốc tế

Khu vực Đông Nam Bộ sở hữu nhiều lợi thế về địa hình, vị trí địa lý và được tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Đây là nơi được quan tâm đầu tư và kỳ vọng sẽ vươn mình “giao lưu” với quốc tế trở thành trung tâm dịch vụ mới của Đông Na

 

Đông Nam bộ vươn mình phát triển ra quốc tế - Ảnh 1

Tập trung vào các dự án quy mô lớn

TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh là 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ được tập trung phát triển trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ mới và là khu vực thu hút nguồn vốn FDI khá cao. Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước.

Mục tiêu cụ thể cho khu vực Đông Nam Bộ đến năm 2030, GRDP bình quân đạt 380 triệu đồng, tỷ trọng khu vực chiếm 41,7%, công nghiệp và xây dựng 45,3%, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%… Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp phải luôn dưới 3%, lao động được đào tạo khoảng 40 - 45%, đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 10.000 dân và 95% người dân có bảo hiểm y tế.

Để có thể đạt được mục tiêu đề ra Nghị quyết đã có những giải pháp cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại. Đem trọng tâm khuynh hướng phát triển đặt vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, phải đẩy mạnh các ngành công nghệ, dịch vụ, cơ cấu lại ngành công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và có tính cạnh tranh.

Tiến hành kết nối, liên kết các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp thúc đẩy thu hút các dự án có quy mô lớn và giá trị cao. Xây dựng các khu công nghệ thông tin và công nghệ số ở TP.HCM. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung thu hút các ngành công nghệ điện tử, trí tuệ nhân tạo.

Đông Nam Bộ đang từng bước được đẩy mạnh phát triển thành trung tâm dịch vụ mới trong khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm công nghệ thông tin, công nghệ số, viễn thông; khoa học – công nghệ; du lịch, logistics… Đặc biệt phát triển đồng bộ giữa lĩnh vực logistics và cảng biển, cảng hàng không ở TP.HCM và các địa phương lân cận như Bình Dương, huyện Long Thành, Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh. Đặc biệt chú trọng xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn liền với dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Đầu tư vào hệ thống logistics, cảng trung chuyển quốc tế ở Bà Rịa Vũng Tàu và TP.HCM. Song song phát triển kinh tế biển, các dịch vụ hàng hải và khai khác tài nguyên dầu khí. Bên cạnh đó, tận dụng khái thác tối đa tiềm năng, ưu điểm du lịch ở Đông Nam Bộ.

Đông Nam Bộ được đẩy mạnh phát triển thành trung tâm dịch vụ mới trong khu vực Đông Nam Á. 
Đông Nam Bộ được đẩy mạnh phát triển thành trung tâm dịch vụ mới trong khu vực Đông Nam Á. 

Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm

Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đưa Đông Nam Bộ phát triển. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cần tập trung nghiên cứu, phát triển các loại hình công nghệ, tạo đà phát triển khoa học - công nghệ, tạo thành động lực tăng trưởng kinh tế cho khu vực.

Cần phát triển quá trình đô thị hóa cùng với đảm bảo chất lượng đô thị để có thể kết nối với các đô thị lớn trên thế giới. Tạo vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics xung quanh hai dự án lớn vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến đường cao tốc trọng điểm. Đặt trọng tâm phát triển chuỗi công nghiệp ở những khu vực kết nối với hành lang kinh tế Xuyên Á đô thị Mộc Bài – TP.HCM – Cảng Cái Mép – Thị Vải.

Mục tiêu đến năm 2026 hoàn thành dự án vành đai 3 mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đường vành đai 4 hoàn thành vào năm 2030. Bên cạnh đó, đầu tư vào các công trình giao thông đã được phê duyệt như Biên Hoà, - Vũng Tàu, TP.HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Chơn Thành.

Ngoài ra, mở rộng hệ thống cao tốc TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và các tuyến đường giao thông di chuyển đến sân bay Long Thành. Hệ thống giao thông ven biển đến Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM và giao thông đường sắt vận chuyển hàng hóa Biên Hoà – Vũng Tàu đến các cảng biển Cái Mép – Thị Vải, TP.HCM – Cần Thơ.

Ngoài ra, thể chế chính sách cũng cần được hoàn thiện. Phát triển văn hóa xã hội, đời sống cho người dân ở khu vực. Nâng cao an ninh quốc phòng, và các công tác đối ngoại.

Nguyên Ngọc

Theo Kinh doanh và Phát triển