Lạm phát đang “bào mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản?
Tình hình tăng lãi suất, thắt chặt các khoản vay ngân hàng, giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu vẫn đang là một thách thức lớn với các doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng cao trong bối cảnh lạm phát khiến nhiều doanh địa ốc “lao đao”.
Chi phí, giá vốn bào mòn lợi nhuận
Lấy đơn cử như Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (VHD), kết thúc quý II/2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 13,7 tỷ đồng tương đương 21% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tổng chi phí quý 2 cũng tăng 21,2 tỷ đồng tương đương 37% so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 8 tỷ đồng năm ngoái chỉ còn nửa tỷ đồng quý 2 năm nay.
Sau khi trừ đi khoản thuế phí phát sinh, VHD ghi nhận lợi nhuận sau thuế 397 triệu đồng giảm 7,6 tỷ đồng tương ứng giảm 95% so với năm 2022.
Hay như Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico (UIC), giá vốn hàng hóa tất cả các mặt hàng gồm cho thuê bất động sản, kinh doanh bất động sản tăng khiến cho lợi nhuận gộp giảm từ 21 tỷ đồng quý 2/2021 xuống còn 13 tỷ đồng trong năm nay. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý 2 giảm 41%, về còn 9 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, UIC ghi nhận doanh thu 1.300 tỷ đồng, giảm 2% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước và sau thuế đều giảm, đạt lần lượt 36,7 tỷ đồng và 29,1 tỷ đồng tương đương giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, UIC đặt mục tiêu doanh thu và lãi trước thuế lần lượt là 2.5 ngàn tỷ và 62 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã thực hiện 52% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lãi trước thuế sau nửa đầu năm 2022.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 100 tỉ đồng, giảm đến 91% so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bất động sản đạt hơn 40 tỉ đồng, giảm 94% và doanh thu từ hoạt động xây dựng đạt hơn 5 tỉ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp trong quý cũng chỉ đạt 32 tỉ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, TTC Land ghi nhận gần 496 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 59% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 124 tỉ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, TTC Land ghi nhận gần 496 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 59% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 124 tỉ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Tại CTCP Licogi 14 (L14) chi phí, giá vốn hàng bán tăng cao là nguyên nhân khiến L14 báo lỗ 366,84 tỷ đồng trong quý 2/2022 (trong khi cùng kỳ năm trước lãi 28,58 tỷ đồng), bất chấp doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ đạt 87,8 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, giá vốn hàng bán của L14 trong quý 2/2022 ghi nhận 45,7 tỷ đồng tăng mạnh 86,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của tăng giá vốn hàng bán đó chính là do chi phí đầu vào cao. Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, tiền nhân công trực tiếp sử dụng để tạo ra hàng hoá (không bao gồm các chi phí gián tiếp như chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm và bán hàng.
Trong kỳ, chi phí tài chính của L14 tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước lên 402,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, giao dịch mua chứng khoán và một số khoản chi phí khác.
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp này cũng tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gần gấp đôi.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (SZC) mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 266,9 tỷ đồng; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt (đạt hơn 61 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân do giá vốn hàng bán của SZC trong quý 2/2022 tăng 128,5% so với quý 2 năm trước. Giá vốn tăng chủ yếu từ tăng trích trước cho thuê đất và chi phí quản lý; giá vốn kinh doanh thu phí đường bộ; giá vốn cho hoạt động sân golf.
Không chỉ giá vốn, chi phí tài chính của SZC cũng tăng cao, gấp 6 lần cùng kỳ với hơn 10 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2022, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm chỉ số giá tiêu dung (CPI) chung tăng 0,16 điểm phần trăm.
Liên tục ra tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền
Với việc các chi phí tài chính, giá vốn bán hàng ngày càng gia tăng trong bối cảnh lạm phát như hiện nay đã khiến dòng tiền của nhiều doanh nghiệp bất động sản âm nặng. Để “vá” dòng tiền âm, không ít doanh nghiệp đã ra tăng khoản vay nợ.
Điển hình như CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH), trong 6 tháng đầu năm, Nhà Khang Điền ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 2.007,9 tỷ đồng (tăng 1.164,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 843,1 tỷ đồng).
Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 22,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.991,4 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Với việc dòng tiền kinh doanh chính âm nặng, Khang Điền đã liên tục ra tăng vay nợ để bù đắp sự thâm hụt của dòng tiền.
Trong khoản nợ phải trả của KDH có tới 72% là nợ tài chính (5.763 tỷ đồng), trong đó chủ yếu là các khoản vay tín dụng từ ngân hàng.
Tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HudLand (HLD), trong quý II vừa qua, HLD ghi nhận doanh thu giảm gần hơn 3 lần từ 12 tỷ đồng năm ngoái xuống còn 4 tỷ đồng năm nay. Lợi nhuận gộp lại tăng lên 4,8 tỷ đồng nhờ việc hoàn nhập giá vốn từ quý trước. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận của HLD giảm còn 407 triệu đồng trong khi năm ngoái là 2,5 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, HLD báo lãi chưa tròn 1 tỷ đồng trong khi nửa đầu năm ngoái lãi 10 tỷ đồng.
Đáng lưu ý là dòng tiền kinh doanh của HLD đang âm nặng. Trong khi đầu năm vẫn dương 12,7 tỷ đồng thì đến cuối tháng 6, dòng tiền âm 40 tỷ đồng. Để có tiền duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, HLD tăng vay nợ trong kỳ. Trong kỳ, khoản tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được là 8 tỷ đồng. Xét về nợ vay, tính đến cuối quý II vừa qua, tổng nợ vay tài chính của của HLD tăng từ 40 tỷ đồng lên 61 tỷ đồng chủ yếu là tăng vay nợ dài hạn.
Hay như Công ty Cổ phần DRH Holdings (DRH) dòng tiền kinh doanh 6 tháng của DRH âm 784 tỷ đồng, do tăng các khoản phải thu (646 tỷ đồng), giảm các khoản phải trả (109 tỷ đồng)…
Dòng tiền đầu tư cũng âm 297 tỷ đồng, dẫn đến DRH phải phụ thuộc vào vốn bên ngoài. Tiền thu từ đi vay tăng mạnh lên 1.128 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ. Lượng tiền vay dồi dào giúp dòng tiền thuần 6 tháng dương 64 tỷ đồng, đưa quy mô tiền và các khoản tương đương tiền lên 113 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với đầu năm.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLand (HLD) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý II/2022. Theo đó, HLD ghi nhận dòng tiền âm 40,4 tỷ đồng so với cùng kỳ (svck), tương đường 12,8 tỷ đồng. Đang chú ý, khoản tiền trị giá 31,7 tỷ đồng gồm tiền dòng đầu tư (5,6 tỷ đồng) và dòng tiền tài chính (26,1 tỷ đồng) của HLD là tiền đi vay.
Về nợ vay, tính đến hết quý II/2022, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn của HLD đã tăng 54,9% (tương đương 22,08 tỷ đồng) so với thời điểm đầu năm. Như vậy, tổng nợ của HLD đã đạt 62.3 tỷ đồng, tương đương gần 11% tổng nguồn vốn.