Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế

Đến năm 2025, tỉnh miền Trung này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 4 quận, 1 thành phố thông minh, 5 huyện và thị xã.

2025 là thành phố trực thuộc TW, 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam với diện tích đứng thứ 30 cả nước, hơn 5.000km2; và dân số 1,16 triệu người tính đến năm 2022.

Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Địa phương sẽ có 9 đơn vị hành chính gồm 2 quận (trong đó thành phố Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 3 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền) và 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 1

Năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Đến năm 2030, Thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước...

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương với mô hình đô thị trung tâm gồm 4 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 1 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện. Tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị thông minh, hiện đại theo mô hình thành phố trong thành phố gắn với khu kinh tế biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.

Như vậy, theo tiến trình lên thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2050, Thừa Thiên Thuế có 4 quận, 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện.

Thành phố di sản văn hóa thế giới

Mùa du lịch Huế từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đẹp nhất là 3-4 tháng đầu năm, tiết trời mát mẻ. Với những du khách yêu núi, biển, thích ngắm bình minh và hoàng hôn, thời điểm nên đi là tháng 6-8 khi mặt trời đẹp nhất trong năm, nước biển xanh nhất.

Huế không hẳn có mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa ít mưa thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực và oi bức. Khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa, trời lạnh. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 11 cũng chính là mùa bão, mưa to tưởng như không dứt.

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 2

Nằm trên dải đất miền Trung, Huế là thành phố di sản văn hóa thế giới

Mùa xuân kéo dài từ cuối tháng 1 đến tháng 3, thời tiết lúc này rất đẹp, trời có nắng nhẹ, đôi khi se se lạnh. Từ tháng 4 đến tháng 7, mùa hè nắng nóng, Huế cũng là địa điểm du lịch lý tưởng với những du khách yêu thích biển. Cố đô vào hè có sắc vàng của hoa điệp, hồng của muồng hoa đào; sắc tím của bằng lăng... Tháng 8, thành phố vào thu, mùa đẹp nhất trong năm.

Dưới đây là những điểm tham quan, trải nghiệm gợi ý:

1. Chợ Đông Ba

Hình thành từ năm 1899, chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng của đất cố đô, vốn quanh năm tấp nập người mua kẻ bán. Chợ kéo dài từ cầu Gia Hội tới cầu Trường Tiền với hàng ngàn gian hàng. Bước vào chợ, bạn sẽ thấy không khí đầy màu sắc của một khu chợ Huế. Du khách tới đây thỏa sức tìm ăn món ngon, hoặc dạo quanh các hàng quần áo, vải, mũ nón, các loại mắm, bánh trái chỉ có ở Huế để mua đem về.

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 3

Chợ Đông Ba

Chợ bán từ 7h sáng tới chiều muộn nên du khách có thể ghé lúc nào tùy thích. Tuy nhiên sau 16h có nhiều hàng ăn vặt mở cửa hơn. Khi mua hàng có thể mặc cả.

2. Quốc học Huế

Đây là trường trung học đầu tiên của Huế xây từ thời vua Thành Thái, vào năm 1896. Hiện trường nằm ở số 12 đường Lê Lợi, ngay trung tâm. Trường nổi bật với màu sơn đỏ rực rỡ và những hàng cây cổ thụ xanh mướt quanh năm. Khuôn viên Quốc học Huế rất rộng nên bạn cứ thư thả đi dạo các hành lang, lớp học, sân trường, tham quan những kiến trúc Pháp xưa và chụp hình lưu niệm.

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 4

Quốc học Huế

Bạn ghé trường vào buổi trưa như 11h30 hoặc sau 17h để tham quan và chụp ảnh lúc vắng học sinh. Trường có nhiều cây lớn rất mát mẻ, nếu đi vào sáng sớm có thể bảo vệ không cho vào vì trong giờ học của học sinh. Phí gửi xe vào trường là 5.000 đồng.

3. Cầu Trường Tiền

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 5

Cầu Trường Tiền

Bắc qua sông Hương, cầu Trường Tiền vốn là hình ảnh mà nhắc tới Huế ai cũng nhớ. Nếu ban ngày chỉ trầm ngâm in bóng xuống dòng Hương thì chiều muộn và tối đến, cầu lại được tô điểm bằng ánh đèn màu lấp lánh rất nổi bật. Tối đến, du khách tham quan cầu Trường Tiền nên kết hợp đi bộ dạo dọc bờ sông Hương, chiều hoặc tối sẽ có thêm các hàng quán ăn vặt thu hút khách.

4. Sông Hương

Sông Hương uốn lượn quanh co giữa núi rừng, lướt qua các làng mạc từ Kim Long, Vĩ Dạ đến Ðông Ba, Gia Hội, Nam Phổ... quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Có dịp bạn hãy du ngoạn trên sông bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng.

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 6

Sông Hương

Nếu muốn ngắm thành phố lung linh ánh đèn từ dòng Hương, du khách có thể lên thuyền rồng và thưởng thức "đặc sản" ca Huế. Ca Huế là sự giao thoa, tiếp thu văn hóa giữa nhã nhạc cung đình và ca hát dân gian. Một dàn ca Huế chuẩn thường chỉ có một người ca cùng bộ đàn 5 cây. Dàn đàn đệm càng nhiều màu sắc càng tôn cho giọng ca. 

5. Đại Nội Huế

Đại Nội Huế có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu... Quần thể công trình cổ kính này được bố trí theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ", tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (trái trước, phải sau, lần lượt theo thời gian).

Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng, là trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế - Ảnh 7

Đại Nội Huế

Vì khuôn viên Đại Nội Huế rất rộng cũng như tiết trời nắng nóng mùa hè, bạn nên đến từ sáng sớm ngay khi mở cửa lúc 7h và mang theo mũ, nón tránh nắng. Bạn cần ít nhất 3 tiếng tham quan khu di tích. Vé vào Đại Nội giá 200.000 đồng một người. Khi ghé thăm các điểm tham quan tại Huế, du khách có thể thuê áo Nhật Bình chụp ảnh để hóa thân thành hậu, phi, công chúa thời xưa.

Hải Yến

Theo Chất lượng và cuộc sống