Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến sân bay Cam Ranh
Liên danh gồm tập đoàn Airis International vừa đề xuất kế hoạch xây dựng nhà ga giá rẻ tại khu vực cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trước đó, Cam Ranh cũng là một trong những sân bay mà tập đoàn chuyên về quản lý sân bay Mỹ ADC-HAS đề xuất ý tưởng đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP).
Theo cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa, vào cuối tháng 7-2011, đại diện UBND tỉnh đã có buổi làm việc với liên danh gồm tập đoàn Airis International về đề xuất xây dựng nhà ga giá rẻ tại Cam Ranh và tổ hợp các cơ sở hạ tầng liên quan. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ủng hộ về chủ trương đối với các đề xuất trên và đề nghị liên danh làm việc với Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện các thủ tục liên quan.
Một lãnh đạo của Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được đề xuất cụ thể từ liên danh trên.
Theo Cục Hàng không, hiện Việt Nam chưa có sân bay hay nhà ga riêng dành cho các hãng hàng không giá rẻ mặc dù trong nước đã có hãng hàng không giá rẻ là Jetstar Pacific, và các hãng hàng không giá rẻ của châu Á là Jetstar Asia, Jetstar Airways, Tiger Airways và AirAsia đang thực hiện các chuyến bay đến Việt Nam.
Về đề xuất xây dựng nhà máy điện năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại khu vực để cung cấp điện năng cho hoạt động của khu vực nhà ga giá rẻ và các khu chức năng khác, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đồng ý với đề xuất của liên danh và đề nghị liên danh khảo sát để xác định vị trí, quy mô nhà máy điện cho phù hợp, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về vấn đề vận hành, tiêu thụ điện năng.
Trước đó, tập đoàn ADC-HAS cũng đã làm việc với tỉnh Khánh Hòa và các cơn quan chức năng về kế hoạch muốn đầu tư vào các sân bay tại khu vực miền Trung theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Các sân bay nằm trong đề xuất gồm Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Bài….
Theo quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng hàng không quốc tế này có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương. Sân bay sẽ có 2 đường cất/hạ cánh và mở rộng sân đỗ cho 32 máy bay năm 2020, 36 chỗ năm 2030.
Được quy hoạch trên tổng diện tích đất là 657,92 héc-ta, sân bay Cam Ranh sẽ đạt công suất tiếp nhận 1,5 triệu lượt khách/năm đến năm 2015, 5,5 triệu lượt khách/năm và lượng hàng hóa là 100.000 tấn/năm vào năm 2020. Đến năm 2030, sân bay này có thể tiếp 8 triệu khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm.
Tổng vốn đầu tư cho sân bay Cam Ranh đến năm 2030 là 10.523 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2020 là 3.426 tỉ đồng.
Theo cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa, vào cuối tháng 7-2011, đại diện UBND tỉnh đã có buổi làm việc với liên danh gồm tập đoàn Airis International về đề xuất xây dựng nhà ga giá rẻ tại Cam Ranh và tổ hợp các cơ sở hạ tầng liên quan. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ủng hộ về chủ trương đối với các đề xuất trên và đề nghị liên danh làm việc với Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện các thủ tục liên quan.
Một lãnh đạo của Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được đề xuất cụ thể từ liên danh trên.
Theo Cục Hàng không, hiện Việt Nam chưa có sân bay hay nhà ga riêng dành cho các hãng hàng không giá rẻ mặc dù trong nước đã có hãng hàng không giá rẻ là Jetstar Pacific, và các hãng hàng không giá rẻ của châu Á là Jetstar Asia, Jetstar Airways, Tiger Airways và AirAsia đang thực hiện các chuyến bay đến Việt Nam.
Về đề xuất xây dựng nhà máy điện năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại khu vực để cung cấp điện năng cho hoạt động của khu vực nhà ga giá rẻ và các khu chức năng khác, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đồng ý với đề xuất của liên danh và đề nghị liên danh khảo sát để xác định vị trí, quy mô nhà máy điện cho phù hợp, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về vấn đề vận hành, tiêu thụ điện năng.
Trước đó, tập đoàn ADC-HAS cũng đã làm việc với tỉnh Khánh Hòa và các cơn quan chức năng về kế hoạch muốn đầu tư vào các sân bay tại khu vực miền Trung theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Các sân bay nằm trong đề xuất gồm Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Bài….
Theo quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng hàng không quốc tế này có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương. Sân bay sẽ có 2 đường cất/hạ cánh và mở rộng sân đỗ cho 32 máy bay năm 2020, 36 chỗ năm 2030.
Được quy hoạch trên tổng diện tích đất là 657,92 héc-ta, sân bay Cam Ranh sẽ đạt công suất tiếp nhận 1,5 triệu lượt khách/năm đến năm 2015, 5,5 triệu lượt khách/năm và lượng hàng hóa là 100.000 tấn/năm vào năm 2020. Đến năm 2030, sân bay này có thể tiếp 8 triệu khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm.
Tổng vốn đầu tư cho sân bay Cam Ranh đến năm 2030 là 10.523 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2020 là 3.426 tỉ đồng.
Theo Bình Nguyên
TBKTSG
TBKTSG