Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?

Sau nhiều năm triển khai, nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT) đã làm cho bộ mặt thành phố Hà Nội thay đổi rất tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những dự án chậm tiến độ, thậm chí là đội vốn.

Đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An

Tháng 4-2011, UBND TP.Hà Nội phê duyệt dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An, với tuyến đường chính dài 2,5 km và một tuyến đường phụ dài hơn 1,1 km. Dự án được UBND TP.Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Bitexco làm nhà đầu tư theo hình thức BT.

Dự kiến khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ chạy dọc khu tưởng niệm Chu Văn An (Hoàng Mai - Thanh Trì), đồng thời kết nối vành đai 3 với đường Cầu Bươu (Xa La, Hà Ðông). Quỹ đất được Hà Nội thanh toán cho Bitexco để hoàn vốn sau khi thực hiện dự án này là 90ha đất nằm sát đường vành đai 3.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Dự án được khởi công vào tháng 5-2014, với mức đầu tư 1.475 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong 36 tháng. Đến thời điểm hiện tại dự án này vẫn còn dang dở.

Tại khu được đối ứng, chủ đầu tư đã xây dựng những dãy biệt thự, nhà liền kề và nhà phố thương mại (shophouse). Được biết, mỗi căn biệt thự, nhà liền kề tại đây được chào  bán với giá từ 15-17 tỉ đồng/căn.

Dự án của Tập đoàn Nam Cường

Với quyết định số 2436/QĐ-UBND của thành phố Hà Đông nay là quận Hà Đông đã cấp cho Công ty Nam Cường 200ha đất Dương Nội để đổi lấy 5,1km đường trong trục phát triển phía bắc của quận Hà Đông.

Điểm đầu tuyến đường thuộc phường Vạn Phúc, điểm cuối thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Dự án có tổng mức đầu tư 700 tỉ đồng.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Tại khu đất đối ứng, Nam Cường đã rót khoảng 7.600 tỉ đồng xây dựng khu đô thị mới Dương Nội với các sản phẩm biệt thự liền kề, chung cư cao tầng, công viên, bệnh viện, trường học... Quy mô dân số của dự án này từ 25.000-30.000 người.

Sau khi thông xe trục đường phía Bắc Hà Đông, năm 2009 Nam Cường tiếp tục tham gia vào đầu tư dự án xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài cũng theo hợp đồng BT. Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài có chiều dài khoảng 2,7km với tổng mức đầu tư 676 tỉ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2010.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Với việc tham gia dự án này, Tập đoàn Nam Cường được nhận 46ha đất đối ứng tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

Nói một cách khách quan, dự án này đã làm thay đổi bộ mặt đô thị ở phía tây Hà Nội. Dọc trục đường này, hàng chục cao ốc đua nhau mọc lên, giá bất động sản không ngừng tăng. Song cũng chính vì sự xuất hiện nhiều tòa nhà cao tầng đã tạo sức ép giao thông, khiến cho tuyến đường này thường xuyên rơi vào cảnh tắc nghẽn, nhất là vào các giờ cao điểm.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Theo tìm hiểu, các dự án chung cư của Nam Cường được chào bán với giá 23-25 triệu đồng/m2, khu biệt thự lên tới 17-50 tỉ đồng/căn. Giá đất tại khu vực Hà Đông nói chung dao động từ 20 – 25 triệu đồng/m2, còn dọc trục Lê Văn Lương giá từ 25 – 30 triệu đồng/m2.

Tuyến đường Lê Đức Thọ, KĐT mới Xuân Phương

Dự án xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ đến KĐT mới Xuân Phương (điểm cuối nối với đường 70) do nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tasco thực hiện. Mặc dù được chỉ định nhưng Tasco phải tới gần 10 năm mới thực hiện xong.

Ngày 5-12-2008, hợp đồng số 68/HĐBT đã được ký kết giữa UBND huyện Từ Liêm (cũ) với Công ty cổ phần Tasco để xây dựng công trình giao thông với chiều dài toàn tuyến 3,5km, mặt cắt ngang 50m, cộng thêm 2 cầu là cầu vượt đường sắt và cầu vượt sông Nhuệ.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Tổng mức đầu tư dự kiến dự án khoảng 1.543 tỉ đồng chưa kể lãi vay, lãi chậm thanh toán chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, tiến độ thực hiện 36 tháng (tức 3 năm).

Để thực hiện dự án này, Công ty cổ phần Tasco được Hà Nội đổi cho 70 ha đất tại khu đô thị Xuân Phương và đường Trần Duy Hưng.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao,dự án Bt,nhà đất,BT

Khu đất này ngay sau đó đã được Công ty cổ phần Tasco xây dựng khu đô thị sinh thái Xuân Phương Tasco với diện tích khoảng gần 50 ha với cao ốc, biệt thự liền kề, quy mô dân số khoảng 4.000 người. Theo tìm hiểu, giá bán đất biệt thự tại khu đô thị Xuân Phương dao động từ 35-50 triệu đồng/m2, giá bán căn hộ chung cư 17-25 triệu đồng/m2.

Năm 2012, dự án bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thanh tra và phát hiện một số sai phạm tài chính. Theo đó, Tasco đã tính toán, áp dụng chưa đúng định mức, đơn giá, tỷ lệ chi phí của nhiều hạng mục; tính toán, bóc tách thiếu chính xác và thừa nhiều khối lượng; đưa thêm nhiều hạng mục theo tỷ lệ bất hợp lý làm tăng tổng mức đầu tư thêm 39,468 tỉ đồng.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 1

Sau khi tính toán các chi phí tỷ lệ theo quy định tương ứng, cơ quan thanh tra phát hiện tổng mức đầu tư của dự án đã bị tăng lên 437,629 tỉ đồng.

Mặc dù vậy, sau khi dự án này hoàn thành vào năm 2017, khu vực xung quanh tuyến đường đã và đang thay đổi từng ngày nhờ sự xuất hiện của hàng loạt dự án bất động sản.

Nút giao thông Long Biên

Dự án nút giao thông Long Biên dài hơn 800m do Công ty cổ phần Him Lam làm nhà đầu tư với tổng mức đầu tư 2.847 tỉ đồng. Đây là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội được khởi công ngày 6-5-2014, thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 2

Để thu hồi vốn cho dự án, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện nhà đầu tư khai thác quỹ đất đối ứng bao gồm 20 ha tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm), 320 ha tại các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên) và bổ sung thêm 135 ha ngoài bãi sông Hồng có khả nãng khai thác.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 3

Hạng mục chính của dự án là cầu vượt qua vòng xuyến gồm 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh - đường 5 kéo dài, vận tốc thiết kế 80km/h. Cầu vượt có 16 nhịp, bao gồm một cầu chính và hệ thống cầu dẫn với kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép. Đây là cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 4

Dự án được chính thức thông xe từ ngày 8-1-2016. Đến nay, các hạng mục còn lại của cây cầu vượt "khủng" nhất Hà Nội đã hoàn thiện. Đây là một trong những dự án góp phần hoàn thiện hệ thống tuyến vành đai 2 phía đông bắc Hà Nội, từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao Vĩnh Ngọc (thuộc dự án xây dựng cầu Nhật Tân) đi sân bay quốc tế Nội Bài.

Tuyến đường từ Ngọc Thụy đến KĐT Thượng Thanh

Dự án xây dựng tuyến đường từ Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh do Công ty cổ phần Khai Sơn làm chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Tuyến đường dài 3,8 km được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2013 với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng và được chỉ định thầu. Thời gian thực hiện trong giai đoạn năm 2013-2016. 

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 5

Tuy nhiên, đến tháng 1-2017, Công ty TNHH MTV Khai Sơn – Hà Nội (Công ty cổ phần Khai Sơn) mới tổ chức lễ khởi công xây dựng tuyến đường này. Điểm đầu tuyến giao với đường trên đê Tả Hồng, đoạn qua phường Ngọc Thụy. Điểm cuối tuyến giao với tuyến đường khu vực rộng 30m trong KĐT mới Thượng Thanh.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 6

Theo ghi nhận của CafeLand, hiện tại dự án vẫn còn ngổn ngang, chưa thực hiện xong giải phóng mặt bằng... Người dân sinh sống gần dự án cho biết, nhiều tháng trở lại đây không có công nhân làm việc tại dự án.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 7

Trong khi đó, tại 180ha đất đối ứng, chủ đầu tư đang triển khai các khu biệt thự, nhà liền kề để bán, trong đó có khu biệt thự Khai Sơn Hill gây xôn xao dư luận thời gian qua do chủ đầu tư xây không phép 26 căn biệt thự có diện tích hơn 500m2.

Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao? - Ảnh 8Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?

Theo Tâm An / Cafeland

Tin liên quan