Nikkei Asia: Với sự cạnh tranh khốc liệt của Grab, Gojek, Lazada, Shopee..., Việt Nam là ví dụ điển hình cho một chiến trường mới về kinh tế số -

Các ngành kinh tế số ở Vệt Nam, bao gồm thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm và gọi xe, đã tăng giá trị lên 14 tỷ USD vào năm 2020, tăng 16% so với cùng kỳ và sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo của Google.

Nikkei Asia: Với sự cạnh tranh khốc liệt của Grab, Gojek, Lazada, Shopee..., Việt Nam là ví dụ điển hình cho một chiến trường mới về kinh tế số - - Ảnh 1

Nguyễn Ngọc, một tiểu thương bán áo và ví ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khách hàng thường xem hàng qua Facebook, nhưng thường yêu cầu chuyển sang Shopee để thanh toán. Ngọc hiểu tại sao họ lại làm vậy, vì Shopee thường giao hàng miễn phí.

Ngọc nói với Nikkei Asia: “Ngay từ đầu, Shopee đã hướng đến tiêu chí giá rẻ. Nghĩ đến Shopee là nghĩ đến giao hàng miễn phí”.

Giao hàng miễn phí và hoa hồng thấp là một phần trong những chiến lược của Shopee tại Việt Nam. Những chiến lược này đã giúp họ trở thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất cả nước và phát triển ngay cả trong đại dịch Covid-19. Shopee, thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore, đã đạt 62 triệu lượt truy cập hàng tháng tại Việt Nam trong quý 3/2020, tăng hơn 80% so với cùng kỳ.

Trong kỷ nguyên hậu Covid-19, thương mại điện tử sẽ là nền tảng cho một loạt các liên minh mới. Các nền tảng đang chạy đua để xây dựng toàn bộ hệ sinh thái, sao cho có thể phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Theo dữ liệu từ iPrice Group, Shopee là trang được truy cập nhiều nhất ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong quý 3/2020. Chỉ một năm trước đó, Lazada (thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding của Trung Quốc từ năm 2016) vẫn còn đứng đầu ở Philippines, Singapore và Thái Lan. Tokopedia dẫn đầu thị trường Indonesia thời điểm đó.

Nikkei Asia: Với sự cạnh tranh khốc liệt của Grab, Gojek, Lazada, Shopee..., Việt Nam là ví dụ điển hình cho một chiến trường mới về kinh tế số - - Ảnh 2

Lazada đã mất vị trí “được truy cập nhiều nhất” tại nhiều thị trường Đông Nam Á.

Trước bối cảnh đó, Lazada đã bắt tay với Grab tại Việt Nam, trong khi Grab và Gojek đầu tư thêm vào thanh toán số.

Edwin Muljono, một nhà tư vấn tại YCP Solidiance, có trụ sở tại Indonesia, cho biết nền kinh tế số của Đông Nam Á những năm 2015 mới chỉ ở giai đoạn tăng trưởng, với nhiều người chơi mới xuất hiện, nhu cầu của người dùng tăng nhanh, mức độ cạnh tranh tương đối thấp”.

Giờ đây, thị trường đang ở trong “giai đoạn chấn động” – khởi đầu bởi việc Grab mua lại mảng kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á của Uber vào năm 2018.

“Mặc dù tiếp tục tăng trưởng hai con số, thị trường đã bắt đầu trưởng thành và các phi vụ sáp nhập đang xảy ra’, Muljono nói.

Nikkei Asia cho hay, Gojek đang đàm phán sáp nhập với Tokopedia – một liên minh tiềm năng sẽ tạo ra một tập đoàn công nghệ khổng lồ ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Gojek cũng đang thảo luận về khả năng sáp nhập với Grab.

Đông Nam Á là vùng đất săn kỳ lân. Theo một nghiên cứu của Google, Temasek Holdings và Bain & Company, Grab và Gojek đã trở thành những công ty lớn nhất khu ực, có giá trị lần lượt là 14 tỷ USD và 10 tỷ USD. Đông Nam Á đang có khoảng 12 kỳ lân (những startup có giá trị trên 1 tỷ USD).

Việt Nam là ví dụ điển hình cho một chiến trường mới về kinh tế số. Các ngành kinh tế số ở Vệt Nam, bao gồm thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm và gọi xe, đã tăng giá trị lên 14 tỷ USD vào năm 2020, tăng 16% so với cùng kỳ và sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo của Google.

Shopee hiện đang bỏ xa các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tiếp theo là Thế Giới Di Động, với 29 triệu lượt truy cập hàng tháng. Tiki theo sau với 22 triệu và Lazada có 20 triệu lượt truy cập, theo dữ liệu của iPrice.

Giám đốc điều hành Shopee tại Việt Nam, nói với Nikkei Asia rằng: Shopee đã thu hút “người dùng vào hệ sinh thái bằng cách tăng cường tích hợp thanh toán điện tử”.

Vào tháng 11, Lazada đã bắt tay với Grab tại Việt Nam. “Chúng tôi thực sự hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể đưa tất cả các dịch vụ Grab đến với các đối tác thương mại điện tử của mình”, Chủ tịch Grab, Ming Maa cho biết tại một sự kiện khởi nghiệp vào cuối tháng 11. “Không chỉ là giao hàng tận nơi, mà chúng tôi còn hy vọng hợp tác về các giải pháp thanh toán, các dịch vụ khác để cung cấp trải nghiệm phong phú hơn cho khách hàng của mình”.

Lazada sẽ khai thác mạng lưới khách hàng và tài xế của Grab, hướng người mua hàng đến GrabFood và sẽ sử dụng dịch vụ GrabExpress để vận chuyển sản phẩm.

Nikkei Asia: Với sự cạnh tranh khốc liệt của Grab, Gojek, Lazada, Shopee..., Việt Nam là ví dụ điển hình cho một chiến trường mới về kinh tế số - - Ảnh 3

Grab và Lazada có thể nhân rộng quan hệ đối tác tại Việt Nam ra các thị trường Đông Nam Á khác.

Mối quan hệ đối tác được tạo dựng tại Việt Nam của Lazada và Grab có thể sẽ được nhân rộng ở các thị trường Đông Nam Á khác. “Tôi thấy có nhiều điều mà chúng ta có thể làm cùng nhau”, Maa của Grab nói.

Vào tháng 11, Lazada cùng với Google đã bắt đầu các khóa đào tạo số cho người bán hàng trực tuyến để họ có thể cải thiện doanh số, điều này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu suất của chính Lazada. Grab và Gojek cũng đang muốn thúc đẩy mảng tài chính số. Năm 2020, Grab mua lại startup quản lý tài sản Bento và đầu tư vào công ty thanh toán LinkAja của Indonesia.

Grab đã có giấy phép hoạt động ngân hàng số tại Singapore thông qua liên doanh với Singtel. Gojek đã mua lại 22% cổ phần của Bank Jago, dự kiến ​​cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên siêu ứng dụng của Gojek.

Thái Quỳnh

Theo Kinh doanh và Phát triển