Sân bay quốc tế thuộc tỉnh rộng nhất Việt Nam sẽ có thêm đường băng chéo cắt qua đường băng 3.000m?

Mặc dù đây là một giải pháp mới tại Việt Nam, nhưng trên thế giới đã áp dụng mô hình này khá phổ biến.

Theo Báo Dân trí, Cục Hàng không Việt Nam đang nghiên cứu phương án xây dựng các đường băng tại sân bay Vinh theo quy hoạch đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến, chiều dài đường băng hiện tại sẽ được mở rộng từ 2.400m lên 3.000m và hoàn thành trước năm 2030. Đồng thời, một đường băng mới sẽ được xây dựng theo hướng chéo với đường băng hiện tại và dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2050.

Với các cải tiến này, sân bay Vinh sẽ có khả năng tiếp nhận các máy bay cỡ lớn như Airbus A350, Boeing B777, Boeing B787 và các loại máy bay tương đương (code E).

Sân bay quốc tế thuộc tỉnh rộng nhất Việt Nam sẽ có thêm đường băng chéo cắt qua đường băng 3.000m? - Ảnh 1

Chia sẻ với Dân trí, ông Nguyễn Bách Tùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư Xây dựng Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia quy hoạch sân bay, cho biết rằng việc xây dựng một đường băng thứ hai thường sẽ được thực hiện song song với đường băng hiện có. Tuy nhiên, cả hai đường băng nếu cùng hướng về phía trung tâm thành phố Vinh – nơi có nhiều công trình cao tầng – có thể dẫn đến việc hạn chế độ cao của máy bay. Do đó, việc thiết kế đường băng theo hình chéo sẽ giúp giảm thiểu các chuyến bay cắt qua trung tâm thành phố trong quá trình cất cánh và hạ cánh.

Ông Tùng cũng cho biết rằng đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng mô hình đường băng chéo. Mặc dù đây là một giải pháp mới tại Việt Nam, nhưng trên thế giới, các sân bay như Chhatrapati Shivaji (Mumbai, Ấn Độ), Đại Hưng (Trung Quốc), và Haneda (Nhật Bản) đã áp dụng mô hình này khá phổ biến.

Trước đó, trong công văn gửi Bộ GTVT về đề xuất phương án và chấp thuận danh mục cho phép chuẩn bị đầu tư cải tạo, sữa chửa đường băng sân bay Vinh, Cục Hàng không đề xuất cải tạo, nâng cấp sân bay Vinh (Nghệ An). Cụ thể, đường băng sẽ được kéo dài thêm 600m để đạt chiều dài 3.000m để có thể đón các loại máy bay cỡ lớn như code E như Boeing 747, 777, 787, Airbus 350 và tương đương. Tổng mức đầu tư dự án sửa chữa, cải tạo đường băng, đường lăn sân bay Vinh khoảng 745 tỷ đồng, thời gian thi công trong vòng 4 tháng.

Qua khảo sát, kiểm tra, Cục Hàng không nhận thấy từ năm 2003 đến nay, lượng khách hàng qua sân bay Vinh tăng 13 lần, áp suất bánh hơi của máy bay tăng 9,7 lần, tần suất khai thác của đường băng sân bay Vinh đã tăng 6-7 lần. Tuy nhiên, đường băng và đường lăn sân bay Vinh thường xuyên xảy ra hiện tượng sụt lún, bong tróc. Thậm chí xuất hiện bùn, nước trên mặt đường do lớp nền yếu, ngậm nước.

Đường băng sân bay Vinh bị lún nứt. Ảnh: Giáo dục Thủ đô  
Đường băng sân bay Vinh bị lún nứt. Ảnh: Giáo dục Thủ đô  

Hồi tháng 7/2023, sự khố bong bật bê tông nhựa trên đường băng nên phải đóng cửa đường băng. Tình trạng này cho thấy đường băng sân bay Vinh đã xuống cấp, hết hạn sử dụng theo thiết kế 10 năm nhưng đã khai thác 21 năm. Cần phải nhanh chóng nâng cấp, sữa chửa, cải tạo lại để đáp ứng nhu cầu của giao thông vận tải. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đều xuất ACV đề xuất phương án sửa chữa đường băng có kết cấu bê tông xi măng lưới thép với tuổi thọ khai thác 20 năm.

Linh Chi

Theo Chất lượng và Cuộc sống