Thành phố duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh sẽ trở thành đô thị đặc biệt nhất cả nước

Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.

Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Theo đó, các luật được công bố gồm: Luật Đường bộ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Luật Các tổ chức tín dụng.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Đề xuất Hà Nội bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ.

Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Thành phố duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh sẽ trở thành đô thị đặc biệt nhất cả nước - Ảnh 1

Khu vực sẽ được quy hoạch thành thành phố phía Bắc sông Hồng. Ảnh: Internet

Theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2045, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng thành phố phía Bắc sông Hồng với diện tích khoảng 633km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; hướng đến quy mô dân số khoảng 3,25 triệu người vào năm 2045.

Khu đất xây dựng đô thị thành phố phía Bắc sông Hồng cũng sẽ được quy hoạch khoảng 385km2 với mức dân số 2,92 triệu người.

Khu vực sẽ được quy hoạch thành thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học ở phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Internet
Khu vực sẽ được quy hoạch thành thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học ở phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Internet

Khu vực ngoài đô thị khoảng 248km2 với mức dân số khoảng 0,33 triệu người, trong đó bao gồm 45 phường và 24 xã.

Đối với thành phố phía Tây, Thủ đô Hà Nội lấy khu Hoà Lạc làm hạt nhân, có quy mô 252km2 với dân số đến năm 2045 ước đạt khoảng 1,2 triệu người.

Trong đó, khu đất xây dựng đô thị khoảng 135km2 với mức dân số 1,08 triệu người; khu vực ngoại thành khoảng 116km2 với dân số 120.000 người. Thành phố phía Tây Hà Nội được hình thành trên cơ sở các đô thị vệ tinh Hoà Lạc và Xuân Mai, định hướng sẽ phát triển với 16 phương và 8 xã.

Việc 2 thành phố này ra đời được kỳ vọng sẽ tạo thêm những cực tăng trưởng mới, giúp kéo giãn khu dân cư ở khu vực nội đô.

Chính quyền từng bước tinh gọn, hiện đại và chuyên nghiệp

Đối với việc tổ chức chính quyền tại Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đảm bảo tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

Theo như quy định, chính quyền tại Thủ đô sẽ được tổ chức theo 2 cấp gồm: Cấp thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn.

Mỗi cấp chính quyền đều bao gồm (Hội đồng Nhân dân) HĐND và (Uỷ ban Nhân dân) UBND, riêng đối với cấp phường tại Hà Nội, chỉ có UBND mà không có HĐND.

Thành phố duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với 8 tỉnh sẽ trở thành đô thị đặc biệt nhất cả nước - Ảnh 2

Diện mạo của Thủ đô Hà Nội sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Ảnh: Internet

Đối với số lượng đại biểu HĐND, TP. Hà Nội được bầu 125 đại biểu, trong đó tối thiểu 25% đại biểu hoạt động chuyên trách, tăng 30 đại biểu so với hiện nay.

Thường trực HĐND TP. Hà Nội hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm Chủ tịch và tối đa 3 Phó Chủ tịch (tăng thêm 1 Phó Chủ tịch) cùng 4 thành viên Thường trực HĐND thành phố.

Nếu áp dụng theo quy định tại Luật này, thì HĐND TP. Hà Nội sẽ cần thực hiện tăng thêm 80 nội dung, quyền hạn.

Việc tăng thêm số lượng đại biểu chuyên trách sẽ tăng thêm sức mạnh cho bộ máy hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả và chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, bảo đảm thực chất cũng như đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Theo Niên giám Thống kê 2021, diện tích của Hà Nội là 3.359,8km2, dân số trung bình 8.330,8 triệu người, mật độ dân số 2.480 người/km2). Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, tiếp giáp 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên (ở phía Bắc), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên (ở phía Đông), Hà Nam (ở phía Nam), Hòa Bình (ở phía Nam và phía Tây), Phú Thọ (ở phía Tây). Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120km, cách thành phố Nam Định 87km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.

Thanh Sơn

Theo Chất lượng và Cuộc sống