Tích cực xem xét gia nhập CPTPP, Trung Quốc phát tín hiệu gì?

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng xem xét gia nhập CPTPP để thúc đẩy toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực.

Ngày 4/2, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết, Trung Quốc đang tích cực tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sẵn sàng tăng cường trao đổi kỹ thuật với các thành viên CPTPP về các vấn đề liên quan.

Theo ông Gao Feng, việc Trung Quốc tích cực xem xét gia nhập CPTPP phù hợp với yêu cầu của việc thiết lập mô hình phát triển mới nhằm thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực.

Tích cực xem xét gia nhập CPTPP, Trung Quốc phát tín hiệu gì? - Ảnh 1
Trung Quốc tuyên bố đang tích cực xem xét gia nhập CPTPP

Bai Ming, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu: điều này phát đi tín hiệu rằng Trung Quốc đang tích cực giải quyết các vấn đề liên quan đến việc gia nhập CPTPP. Ông nhấn mạnh: Trung Quốc có thái độ cởi mở và tích cực đối với việc tham gia CPTPP.

Ông Bai cho biết, quốc gia này sẽ nghiên cứu, đánh giá những ưu và khuyết điểm cũng như khả năng tham gia hiệp định, đồng thời lưu ý rằng vẫn còn một chặng đường dài đến khi Trung Quốc nộp đơn chính thức do môi trường địa chính trị phức tạp.

Tuy nhiên, bất chấp xu hướng chống toàn cầu hóa và sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở cửa và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với các nước khác.

Đây không phải là lần đầu Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm tới CPTPP. Vào năm 2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc sẵn sàng “thảo luận về các trao đổi và tương tác với các khuôn khổ như TPP”. Trong những năm sau đó, nhiều bộ ngành liên tục nhấn mạnh rằng họ đang nghiên cứu tính khả thi để Trung Quốc tham gia TPP.

Hồi tháng 11/2020, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ xem xét gia nhập CPTPP.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi  Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết. Quá trình phê chuẩn hiệp định của Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 12/2020, đang diễn ra như dự kiến ​​và chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành trong khoảng thời gian 6 tháng.

Việc ký kết RCEP đã làm dấy lên lo ngại về sự vắng mặt của Mỹ ở châu Á, và việc Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến việc tham gia CPTPP, chỉ làm trầm trọng thêm những lo ngại này. Đáp lại, có nhiều lời kêu gọi kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden hành động nhanh chóng và dứt khoát bằng cách tái gia nhập CPTPP .

Trong bài viết trên The Diplomat hồi giữa tháng 1 năm nay, GS Saori N. Katada và TS Alex Yu-Ting Lin (cùng ở Đại học Nam California) nhận xét, phản ứng này là tự nhiên, nhưng còn quá sớm, vì cho rằng sự quan tâm của Trung Quốc đối với CPTPP phần lớn là làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á .

Theo đó, việc Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến CPTPP không phải là điều mới mẻ và cũng không nhất thiết bị thúc đẩy bởi các yêu cầu cạnh tranh địa chính trị. Thay vào đó, nó phản ánh một chiến lược lâu dài kể từ đầu những năm 2010, trong đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi CPTPP (và tiền thân của nó) và tuyên bố họ quan tâm đến việc tham gia để tạo điều kiện cho cải cách kinh tế trong nước.

Nếu Hoa Kỳ sớm tuyên bố ý định tái gia nhập CPTPP, nhưng sau đó lại bị cản trở bởi những ý kiến ​​chống toàn cầu hóa trong nước, thì điều đó càng có hại cho uy tín của Hoa Kỳ ở châu Á. Một chiến lược kiên nhẫn hơn, trong đó Mỹ trước tiên giải quyết những thách thức trong nước của mình và cho phép Trung Quốc giải quyết vấn đề của họ sẽ có lợi cho cả hai nước.

Đối với các nhà quan sát, việc ký kết RCEP và sự quan tâm của Trung Quốc đối với CPPTPP khiến Mỹ lo ngại vì hai lý do. Đầu tiên, thông báo của ông Tập báo hiệu một sự thay đổi chính sách cơ bản: Giờ đây, được khích lệ bởi thành công của RCEP, Trung Quốc đã sẵn sàng tận dụng sự vắng mặt của Mỹ trong điều hành kinh tế khu vực sau bốn năm của chính quyền Trump. Thứ hai, với 15 nước thành viên Châu Á-Thái Bình Dương, RCEP hiện là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong khu vực. Do đó, tiềm năng thực sự của việc Hoa Kỳ bị loại khỏi châu Á.

Do đó, những câu hỏi về động cơ địa chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả gợi ý rằng Bắc Kinh muốn rút ruột CPTPP từ bên trong trước khi Mỹ tham gia trở lại, đã trở nên phổ biến. 

Những động lực có thể có của Trung Quốc là gì? Theo The Diplomat, phần lớn chúng được thúc đẩy bởi các cân nhắc cải cách trong nước. Xuyên suốt các cuộc đàm phán TPP ban đầu, đã có sự đồng thuận rộng rãi trong và ngoài Trung Quốc rằng nước này sẽ không thể tham gia vì các yêu cầu gia nhập khắt khe của TPP. Tuy nhiên, như một bài báo trước đây đã chỉ ra, các học giả và quan chức Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh việc nghiên cứu TPP có thể giúp ích cho các chương trình cải cách trong nước của họ ngay cả khi Trung Quốc không tham gia vào TPP.

Thật vậy, chiến lược thúc đẩy xuất khẩu theo chủ nghĩa phát triển truyền thống của Trung Quốc tận dụng chi phí lao động thấp hơn của nước này đã tạo ra những kết quả tuyệt vời trong bốn thập kỷ qua. Tuy nhiên, nó đã đến giới hạn. Trung Quốc bây giờ cần phải chuyển sang cấp độ tiếp theo. Mặc dù CPTPP đã nới lỏng một số yêu cầu so với TPP ban đầu, việc gia nhập thực tế của Trung Quốc sẽ vẫn bị cản trở bởi những trở ngại nghiêm trọng, chẳng hạn như việc cấm hỗ trợ phi thương mại cho các doanh nghiệp nhà nước. 

Do đó, việc bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP, ngay cả khi nó không thực sự xảy ra, thường nhằm tạo động lực và các cuộc thảo luận về cải cách trong nước ở Trung Quốc.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc Trung Quốc sử dụng các công cụ kinh tế để gây áp lực lên người khác đã được ghi nhận đầy đủ và hệ thống kiểm soát xuất khẩu mới được áp dụng của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại. Các chuyên gia đề nghị Mỹ cần can dự vào châu Á và CPTPP là một công cụ quan trọng để thực hiện điều đó. Nhưng Mỹ phải làm cho Trung Quốc hành động một cách thận trọng.

An Nhiên

Theo Đất Việt