Tỉnh đông dân nhất, có thành phố nhỏ nhất Việt Nam: ‘Dọn tổ’ đón siêu dự án hóa chất nghìn tỷ

Siêu dự án tổ hợp hóa chất được phân kỳ làm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 12.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.500 lao động.

Tổ hợp hóa chất Đức Giang - Nghi Sơn do Công ty NHH một thành viên Đức Giang - Nghi Sơn làm chủ đầu tư có diện tích sử dụng khoảng 30ha, quy mô 136.000 tấn hóa chất/năm, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2.400 tỷ đồng. Dự án được phân kỳ đầu tư với 3 giai đoạn, tổng mức đầu tư là 12.000 tỷ đồng. 

Dự án sản xuất hóa chất cơ bản để phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các hợp chất có dẫn xuất đi từ khí Clo lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, mang hàm lượng công nghệ cao như CloraminB, Axit photphit phục vụ cho sát khuẩn và thay thế cho hàng nhập khẩu. 

Tỉnh đông dân nhất, có thành phố nhỏ nhất Việt Nam: ‘Dọn tổ’ đón siêu dự án hóa chất nghìn tỷ - Ảnh 1

Đây là 1 trong 3 dự án được tiến hành tại Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn. Hai dự án khác trong tổ hợp này là Dự án số 2 sản xuất Xút rắn 100.000 tấn/năm và nhựa PVC 150.000 tấn/năm với mức đầu tư 6.000 tỷ đồng và Dự án số 3 là Nhà máy sản xuất Sô Đa công suất 400.000 tấn/năm, với mức đầu tư 3.600 tỷ đồng. Cả 3 dự án này khi đi vào hoạt động sẽ trở thành Tổ hợp Hóa chất lớn nhất Việt Nam.

Thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và được cho thuê đất (đợt 1) với diện tích 17,8ha. Số tiền đã thực hiện giải ngân là 461,5 tỷ đồng, gồm: ký quỹ đầu tư 18,5 tỷ đồng, san lấp mặt bằng 130 tỷ đồng, lập hồ sơ thiết kế 43 tỷ đồng, đặt mua thiết bị 270 tỷ đồng. Nhà đầu tư hiện đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định để tiến hành khởi công xây dựng.

Với dự án Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn, Thanh Hóa, đây được xem là dự án quan trọng của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) khi hoạt động kinh doanh của nhà máy tại Lào Cai đã đến giai đoạn không thể phát triển thêm. Dự án này sau đó cũng đã được điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 lên 10.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư toàn dự án được giữ nguyên ở mức 12.000 tỷ đồng, công suất 50.000 tấn/năm - cao nhất Việt Nam và bằng 28% tổng công suất của năm nhà máy lớn nhất trong nước cộng lại.

Hoạt động kinh doanh của nhà máy tại Lào Cai đã đến giai đoạn không thể phát triển thêm
Hoạt động kinh doanh của nhà máy tại Lào Cai đã đến giai đoạn không thể phát triển thêm

Hiện tại, nhiều sản phẩm đầu ra của dự án Tổ hợp Xút chất dẻo là những loại hoá chất mà nguồn cung trong nước hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng NaOH đang đang phần lớn dựa vào nguồn cung từ Trung Quốc (chiếm 40% - 50% nhu cầu sử dụng) trong khi các doanh nghiệp trong nước như CTCP Hóa chất cơ bản Miền Nam, hoặc Công ty Hóa chất Việt Trì đang hoạt động hết công suất.

Hiện tại, DGC đã nhắm đến nhiều khách hàng lớn ngay tại Khu kinh tế Nghi Sơn như Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn cũng như các tổ hợp nhà máy lân cận như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Nam Định.

Theo đánh giá mới nhất của Chứng khoán KB Securities Vietnam (KBSV), Tổ hợp Hóa chất Nghi Sơn nếu được hoàn thành trong quý II/2025 sẽ đóng góp khoảng 670 tỷ đồng vào doanh thu năm 2025 của DGC với biên lợi nhuận gộp đạt 12%. Các năm sau đó, doanh thu sẽ tăng dần và đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm khi tổ hợp đạt công suất tối đa.

Khi cả 3 dự án thành phần của Tổ hợp hoàn thành và hoạt động với công suất tối đa, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại khoản doanh thu mỗi năm trên 10.000 tỷ, tạo ra 1.500 việc làm và hàng năm nộp hàng nghìn tỷ vào ngân sách tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích hơn 11.000km2 và là tỉnh rộng thứ 5 cả nước. Năm 2022, dân số tỉnh Thanh Hóa là 3,72 triệu người, là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ sau 2 thành phố trực thuộc trung ương là TP. HCM và Hà Nội.

Với địa bàn trải rộng từ đồng bằng ven biển, trung du và miền núi, Thanh Hóa có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Trong đó, thành phố Sầm Sơn thành lập năm 2017 là thành phố nhỏ nhất Việt Nam với diện tích gần 45km2, chiếm khoảng 0,4% diện tích toàn tỉnh.

Chi Chi

Theo Chất lượng và cuộc sống