Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước quyết chi 40 tỷ USD cho 14 truyến đường sắt đô thị
Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị dần hoàn thiện, sẽ tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương công cộng tới 35-45%.
Theo quy hoạch Thủ đô, Hà Nội sẽ đầu tư 14 tuyến đường sắt đô thị, trong đó ưu tiên hoàn thiện các tuyến đường sắt vành đai và ga đầu mối, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, thành phố phía Tây.
Việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị và thói quen người dân. Chuyên gia đánh giá việc huy động vốn là khả thi nếu có lộ trình chi tiết và quy hoạch cụ thể.
Theo quy hoạch Thủ đô đã được HĐND thành phố thông qua, giải pháp đồng bộ đã được Hà Nội chọn lựa nhằm giảm tải áp lực cho hạ tầng đô thị.
Hà Nội định hướng phát triển các mô hình đô thị TOD theo mô hình đô thị 15 phút, với mật độ tập trung dân số cao tại các khu vực đô thị mở rộng để tạo lập những không gian đô thị mới. Điều này được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực hạ tầng giao thông và cả dân số cho khu vực nội đô.
Hệ thống đường sắt đô thị với 14 tuyến, phân chia đều khắp thành phố. Tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD.
Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội dần hoàn thiện sau năm 2030, sẽ tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương công cộng tới 35-45%, giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%. Số lượng dân cư tập trung tại các đô thị nén cũng sẽ góp phần giảm tải dân số cho vùng nội đô.
Thủ đô Hà Nội được mệnh danh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta vì 3 lý do:
- Hà Nội là nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước như văn phòng quốc hội, bộ ngoại giao…
- Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện…Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch…