Việt Nam: Giữ lãi suất tăng trong mức kiểm soát
Trong khi tại Mỹ đã công bố nâng mức lạm phát lần thứ 3 trong năm 2022 và các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đã có động thái tăng lãi suất liên tục thì Việt Nam phải “gồng gánh” để giữ mức lạm phát trong khả năng của mình.
Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng bắt đầu thực hiện các điều chỉnh lãi suất để phù hợp với tình hình kinh tế trong thời gian sắp tới.
Tình hình lạm phát trên toàn cầu
Thời điểm này khi mọi ánh mắt đều đổ dồn về Mỹ theo dõi sự biến động trong đồng đô-la để có những chuẩn bị tốt nhất cho những điều xấu nhất thì phía Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) vừa công bố tăng mức lạm phát lên 9,1%. Đây là mức tăng kỷ lục trong vòng 40 năm qua và đã đợt thứ 3 FED nâng mức lãi suất trong năm nay. Dự báo mức lãi suất còn có thể sẽ tăng thêm 0,75-1% từ đây cho đến cuối năm 2022.
Tình trạng trên không chỉ diễn ra tại Mỹ mà các NH Trung ương các nước trên thế giới đã có động thái tăng lãi suất liên tục. Trong vòng đầu nửa năm 2022, lãi suất cơ bản đã tăng 80 lần cao gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mức dự báo lạm phát đã tăng lên 4,2% trong năm 2022 so với dự báo tăng 3,7% trước đây, đây được xem là khu vực có mức lạm phát thấp nhất trên thế giới.
Theo bà Michele Wee, Tổng giám đốc Standard Chartered đánh giá các áp lực lạm phát đến từ phía nguồn cung, việc các nền kinh tế lớn tăng mạnh lãi suất để đối phó với lạm phát… sẽ gây ra các khó khăn nhận định cho một nền kinh tế mở như Việt Nam.
Hiện tại mức dự báo lạm phát tại Việt Nam là 3,8% không thay đổi so với dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vào tháng 04/2022. Và trong năm 2023, ADB tiếp tục dự báo tỉ lệ lạm phát sẽ đạt mức 4,0%. Chủ yếu mức tăng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua là từ ảnh hưởng giá xăng dầu và nguồn cung trên thị trường.
TS. Lê Xuân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho rằng, lạm phát hiện nay là do chi phí đẩy chứ không bao gồm cả lạm phát cầu kéo như ở Mỹ hay các nước châu Âu. Và với loại hình lạm phát này, một đặc điểm “khó chịu” là rất khó phát huy vai trò của chính sách lãi suất, dù theo hướng nới lỏng hay thắt chặt.
Áp lực của Việt Nam trong thời điểm hiện tại
Ảnh hưởng từ mức tăng lạm phát, nhiều NH cũng đã điều chỉnh mức lãi suất của mình. Cụ thể, tại các NH thương mại quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) có mức lãi suất tăng cả 2 kỳ hạn đạt mức 5,63%/ năm (6 tháng) và 6,25%/ năm (12 tháng). Trong khi nhóm NH thương mại (vốn trên 5.000 tỷ đồng) chỉ tăng lên 4,71%/ năm tại kỳ hạn 6 tháng. Riêng nhóm NH cổ phần nhà nước không có sự điều chỉnh lãi suất.
Trong tình hình thực tế, ngày càng xuất hiện nhiều NH điều chỉnh mức lãi suất trên 7%/năm. Trong đó HD Bank là một số NH có mức điều chỉnh lãi suất tương đối lớn khi đã tăng lên mức 7,25%/năm và NH TMCP Sài Gòn (SCB) tăng mức lãi suất tiết kiệm dặt mức 7,5%/ năm đối với kỳ hạn 12 tháng.
Mặc dù có sự điều chỉnh lãi suất tại các NH do ảnh hưởng từ lạm phát nhưng nhìn chung vẫn khá ổn định. Tuy nhiên nếu FED tiếp tục lãi suất thì Việt Nam cũng có khả năng nâng mức lãi suất huy động để duy trì tính cạnh tranh và nhu cầu tính dụng trong nền kinh tế.
“Dựa trên những dự báo của chúng tôi, lạm phát nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn từ quý IV năm nay, thậm chí có lúc vượt trần 4% của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Chúng tôi tin rằng thời điểm áp dụng biện pháp bình thường hóa tiền tệ sẽ đến sớm hơn trong bối cảnh áp lực giá gia tăng. Chúng tôi giữ quan điểm về việc NHNN nhiều khả năng sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ bản trong quý III/2022 (hiệu lực từ quý IV/2022) và dự báo sẽ tăng 50 điểm cơ bản mỗi quý, kể từ quý IV/2022 cho đến quý III/2023. Theo đó, lãi suất điều hành sẽ tăng lên 6,5% vào cuối quý III/2023”, Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối Việt Nam dự đoán.
Trong cuộc họp tổng kết NH trong nửa đầu năm 2022, NHNN vẫn thận trọng trước áp lực lạm phát toàn cầu và sự mất giá của đồng tiền Việt Nam vì thế trong 6 tháng cuối năm 2022 NHNN vẫn duy trì tăng tưởng tín dựng ở mức 14% và phân bổ nâng hạn mức tăng tưởng tín dụng cho từng NH thương mại. Việc này sẽ giúp cải thiện mức chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn và giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.