Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sắp hoàn thành giải phóng mặt bằng
Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành khoảng 96% khối lượng công tác giải phóng mặt bằng của toàn bộ dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 96% khối lượng dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Dự án đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây có chiều dài khoảng 99 km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5km đi qua các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP.Long Khánh. Để thực hiện dự án, Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất khoảng 412 ha.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh, đối với công tác di dời hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các địa phương cũng đang hoàn thiện thủ tục để thực hiện di dời. Riêng dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang- Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội- TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại buổi làm việc.
Hiện nay 2 địa phương là huyện Xuân Lộc và Trảng Bom đã hoàn thành công tác kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường để chi trả tiền cho người dân. Riêng TP.Long Khánh chỉ có đoạn qua ga Long Khánh nên không thực hiện công tác thu hồi đất mà chỉ bồi thường, hỗ trợ phần tài sản trên đất.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, đối với dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây, diện tích còn lại cần giải phóng mặt bằng không lớn, do đó, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện để sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư.
Đối với công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nỗ lực hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2021 (trừ việc di dời hệ thống lưới điện 500kV và 220kV). Đồng thời, hoàn thành thi công và bố trí tái định cư cho người dân trong quý I-2021.
Đối với công tác thi công, hiện nay, 2/3 gói thầu của dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai thực hiện. Gói thầu thứ 3 dự kiến cũng sẽ được triển khai trong năm 2020.
Phó chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thị Hoàng đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Các địa phương và các sở ngành liên quan nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để thực hiện di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong vùng dự án. Đối với công tác tái định cư cho người dân, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án) đẩy nhanh tiến độ để sớm giao đất cho người dân.
Việc hoàn thành tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ tạo ra nhiều cơ hội, động lực mới cho du lịch Phan Thiết.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, khi hoàn thành tuyến cao tốc Phán Thiết - Dầu Giây sẽ rút ngắn thời gian, khoảng cách đi và đến giữa TP.HCM và Bình Thuận rất lớn. Tất cả sẽ tạo ra một cú hích với lực đẩy mạnh, tạo cho du lịch Phan Thiết - Bình Thuận sự bứt phá mạnh mẽ hơn. Đường lớn đã mở, du khách sẽ đi du lịch thuận tiện, dễ dàng.
Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh nhận định bất động sản biển Phan Thiết có đầy đủ tiềm năng để tăng giá trong năm tới nhờ vào đòn bẩy hạ tầng giao thông.
"Khi TP.HCM kết nối Phan Thiết bằng 100% cao tốc, việc di chuyển chỉ còn mất 1 giờ 30 - 2 giờ. Với những địa phương có khả năng thu hút du lịch lớn như Phan Thiết sẽ giúp thu hút lượng lớn khách trong nước cũng như quốc tế đổ về đây. Từ đó tạo bàn đạp cho giá bất động sản tăng mạnh", anh Chánh cho biết.