Cuối năm 2024, lãi suất tiết kiệm sẽ tăng lên 8%/năm
Trao đổi với VietnamFinance, TS Lê Bá Chí Nhân nhận định, lãi suất chắc chắn sẽ tăng trong nửa cuối năm 2024, thậm chí về mốc 8%/năm. Trong tình hình kinh tế tốt hơn và các doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ chấp nhận khoảng lãi suất này; bởi các doanh nghiệp có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận dự báo từ 13 - 15%/năm.
Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã tăng trở lại, thậm chí có nơi tăng lãi suất tới gần 1%/năm so với trước đó, chuyên gia nhìn nhận gì trước tình hình này?
TS. Lê Bá Chí Nhân: Thực tế, tăng trưởng tín dụng đang đi theo những mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Kinh tế tăng thì tín dụng tăng đó là điều hiển nhiên. Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm nay số lượng tiền gửi rất là ít, bởi vì các ngân hàng huy động vốn rất thấp, chỉ từ 5% đến 6%, cho nên đây không phải là cơ hội để người dân gửi tiền vào ngân hàng.
Hơn nữa, nền kinh tế chưa có những tín hiệu đảm bảo thật sự hồi phục thì khi doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất rất thấp vẫn sẽ là sự lựa chọn. Các doanh nghiệp đang nhắm đến nguồn hàng dự trữ để phục vụ sản xuất cho những tháng cuối năm. Do đó, nếu quý III và quý IV/2024, tình hình về chính trị và kinh tế thế giới ổn định thì nguồn tiền vay với lãi suất cao vẫn có thể chấp nhận do lợi nhuận được dự báo sẽ tăng cao.
Hiện nay, lãi suất cho vay dao động ở mức từ 8% đến 10%/năm, hoặc có thể hơn. Nhưng vấn đề ở đây là dòng tiền có thể lưu thông trên thị trường. Hãy hình dung, tiền tệ của một quốc gia như dòng máu chảy trong cơ thể một con người, nếu bất ngờ cơ thể có cục máu đông dẫn đến tắc ngẽn thì cơ thể sẽ bị đột quỵ. Vì vậy, dòng tiền của quốc gia phải được lưu thông một cách thông suốt. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu được và có lợi nhuận thì lãi suất huy động tăng không phải là vấn đề lớn.
Trong trường hợp, trong 5 tháng đầu năm tuy rằng lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện cho người vay, nhưng vấn đề ở đây là tổng GDP phát triển của những tháng đầu năm chưa cao. Như vậy rõ ràng không phải lãi suất thấp là GDP sẽ cao. Mà lãi suất thấp là cơ sở và yếu tố để quyết định vấn đề về tăng trưởng tính dụng, chứ không phải là nền móng cụ thể để giải quyết vấn đề doanh nghiệp sẽ có tiền vay.
Theo ông, lãi suất huy động trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng hay giảm, và có thể tăng đến mức nào?
Từ giờ cho đến cuối năm chắc chắn một điều là lãi suất huy động sẽ tăng. Hiện nay, các ngân hàng đang chuẩn bị nguồn tiền cho các nửa cuối năm 2024. Để đáp ứng được nhu cầu vốn, các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động vốn để đảm bảo lượng tiền luôn được lưu thông một cách thông suốt trên thị trường. Việc huy động vốn này là để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất huy động sẽ tăng đến mức độ nào và tăng như thế nào thì vấn đề đó dựa vào sự điều phối của ngân hàng nhà nước.
Thêm nữa, thời gian tới thị trường bất động sản sẽ được định hình lại và phát triển. Khi đó thị trường phát triển chắc chắn sẽ cần nguồn tiền lớn, do vậy các ngân hàng thương mại phải huy động vốn để đáp ứng được vấn đề cung cầu trong thị trường.
Tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm lãi suất huy động có thể tăng từ 6 - 8%/năm. Trong tình hình kinh tế tốt hơn và các doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ chấp nhận khoảng lãi suất này; bởi, các doanh nghiệp có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận dự báo từ 13 - 15%/năm.
Nếu dành chút thời gian để điểm qua từng giai đoạn biến động của lãi suất, có những lúc mặc dù lãi suất cho vay chỉ từ 5 - 6%/năm nhưng lợi nhuận thực tế doanh nghiệp thu về chỉ đạt xấp xỉ 8%/năm. Như vậy, mức độ chênh lệch giữa lãi suất và lợi nhuận doanh nghiệp không cao, không những không đóng góp được GDP cho quốc gia mà lợi nhuận thực chất của doanh nghiệp gần chạm ngưỡng con số 0. Đây là điều rất phi lý.
Tôi lấy dẫn chứng, ở Hồng Kong hay kể cả Singapore, chúng ta thấy lãi suất cho vay thấp hơn ở Việt Nam nhiều. Tại Singapore, lãi suất cho vay chỉ 4%/năm nên lãi suất huy động rất thấp. Tuy nhiên, Singapore là quốc gia có nền tảng về cơ sở và chất lượng sản phẩm đầu ra cao nên mang ra để so sánh là rất khập khiểng. Dễ thấy nhất, 1 USD đổi đến 25.000 lần so với tiền đồng Việt Nam; trong khi đó, 1 USD chỉ đổi được 1,35 lần so với đồng Singapore.
Vậy nên, để hiểu vấn đề về góc độ tín dụng, đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng khi lãi suất tăng đó là một bất lợi cho doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều, có những nguồn doanh thu nhằm tăng thêm lợi nhuận thì họ vẫn chấp nhận được lãi suất nằm trong phạm vi kiểm soát.
Vậy để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu tín dụng, đưa dòng tiền vào sản xuất kinh doanh thì cần phải giải pháp gì?
Về cầu sản xuất kinh doanh hiện nay đã có nhưng chưa đủ. Theo tôi hiện nay cần có một gói tín dụng chuyên cung cấp cho sản xuất kinh doanh. Ở các nước, họ chia theo phân khúc và dành những nguồn tiền đặc biệt. Ví dụ như trong bất động sản dành cho những người thu nhập thấp, hiện nay chúng ta đang dành gói tín dụng nằm trong phạm vi lãi suất vay thấp thì những người muốn vay vốn mới tiếp cận được.
Vấn đề nữa, cần phải cân đối lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay và lãi suất để hỗ trợ người có thu nhập thấy vay để mua nhà ở xã hội. Cũng bởi, nếu quá ưu đãi đối với lãi suất cho các doanh nghiệp bất động sản thì thực chất người có thu nhập thấp đương nhiên không còn được “ưu đãi”. Nếu lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản quá cao thì dòng vốn chảy vào thị trường này sẽ bị “đóng băng”.
Dòng tiền bế tắc: Lãi suất cho vay giảm, tín dụng vẫn tăng chậm
Ngân hàng
(VNF) - Giữa lúc lãi suất tiết kiệm có xu hướng tăng thì lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức thấp. Lãi suất cho vay bình quân tháng 5 giảm nhẹ so với các tháng trước song tín dụng vẫn tăng trưởng chậm.
Nhà băng dồn nhau tăng lãi suất: NHNN đảo chiều lãi suất điều hành?
Ngân hàng
(VNF) - Trước làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng và áp lực tỷ giá còn cao, thị trường xuất hiện những đồn đoán về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ sớm tăng lãi suất điều hành.