Đô thị thông minh: Khám phá công nghệ để đưa ra những trải nghiệm mới cho người dân

Theo Tổng Giám đốc enCity, nếu như kiến tạo một đô thị mới đã là một bài toán khó thì kiến tạo khu đô thị mới đáng sống lại càng khó hơn. Theo đó, khu đô thị thông minh đáng sống không chỉ là một dự án cạnh tranh và hấp dẫn cho nhà đầu tư mà đảm bảo chất lượng sống và bảo vệ môi trường.

Theo Tổng Giám đốc enCity, nếu như kiến tạo một đô thị mới đã là một bài toán khó thì kiến tạo khu đô thị mới đáng sống lại càng khó hơn. Theo đó, khu đô thị thông minh đáng sống không chỉ là một dự án cạnh tranh và hấp dẫn cho nhà đầu tư mà đảm bảo chất lượng sống và bảo vệ môi trường.

Cuộc cách mạng công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu. Công nghệ làm cho nhân loại trở nên kết nối và gắn kết với nhau nhiều hơn. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác. Tuy nhiên chính điều này cũng tạo nên không ít thách thức. Đứng trước cơ hội cũng như thách thức này, các nhà đầu tư cần phải ứng dụng một cách có trách nhiệm những tiến bộ khoa học công nghệ vào việc phát triển bất động sản.

Chính vì vậy, chỉ khi thị trường bất động sản vận hành theo quy luật xanh – thông minh và đáng sống hơn, giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu, lấy con người làm trung tâm thì khi đó mới đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và cộng đồng, cần phải bảo tồn và phát triển để tạo ra những không gian sống nhân văn và hạnh phúc.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, năm 2020, những sản phẩm bất động sản trong các khu đô thị thông minh có sức thanh khoản cao gấp 2 lần so với các dự án thông thường. Không những vậy, những dự án có quy hoạch bài bản, đảm bảo hiện thực hoá được những bản vẽ đẹp thành những khu đô thị có sức sống, vì con người luôn có sức cạnh tranh cao và có giá bán cao vượt trội. Ngược lại, các sản phẩm nhỏ lẻ dần vắng bóng và không còn sức hút như dự án lớn được ứng dụng giải pháp thông minh.

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 đã có những nhịp chững ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tác động của dịch bệnh khiến phát triển bền vững không còn là mục tiêu mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đó là yêu cầu phải phát triển các dự án thông minh và đáng sống để hướng đến sự bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, để xây dựng một khu đô thị thông minh đáng sống không hề đơn giản. Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc enCity, dưới góc độ là đơn vị tư vấn quốc tế trong buổi Toạ đàm “Kiến tạo khu đô thị thông minh và đáng sống - Mô hình cho Việt Nam” cho rằng: “Nếu như kiến tạo một đô thị mới đã là một bài toán khó thì kiến tạo khu đô thị mới đáng sống lại càng khó hơn”.

Từ đó, Tổng Giám đốc enCity Singapore nhấn mạnh, khi xây dựng các khu đô thị thông minh phải đạt được 2 mục tiêu. Mục tiêu ngắn hạn là tạo được dự án cạnh tranh và hấp dẫn cho nhà đầu tư. Mục tiêu cuối cùng là chất lượng sống cho con người, bảo vệ môi trường để đảm bảo chất lượng sống. Theo đó, có những yếu tố quan trọng nhất để nói rằng khu đô thị thông minh là xu hướng đáng sống hơn.

Đô thị thông minh: Khám phá công nghệ để đưa ra những trải nghiệm mới cho người dân - Ảnh 1

Đồng quan điểm với các chuyên gia trong Toạ đàm, ông Pablo Acebillo, chuyên gia cao cấp về Quy hoạch và Hạ tầng enCity cũng khẳng định, khu đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu của toàn cầu.

Theo ông Pablo Acebillo, khu đô thị thông minh là một hệ sinh thái mang lại môi trường sống chất lượng cao cho người dân, được hỗ trợ bởi khung quy hoạch đô thị tích hợp, có sự tham gia của các bên liên quan, và sử dụng các loại công nghệ và phân tích dữ liệu tiên tiến.

“Vì sao phải ứng dụng mô hình khu đô thị thông minh? Bởi đây là xu hướng toàn cầu, khám phá về công nghệ để đưa ra những trải nghiệm mới cho người dân. Nhà đầu tư có thể đón đầu xu thế này thì khu đô thị thông minh chính là đích đến” - Vị chuyên gia của enCity đặt ra câu hỏi và khẳng định.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc enCity cũng đưa ra những giải pháp để kiến tạo khu đô thị mới đáng sống, với kinh nghiệm của đơn vị tư vấn quy hoạch quốc tế, ông Nguyễn Đỗ Dũng đã đưa ra 9 chiến lược bao gồm: Địa điểm chiến lược, kết nối vùng thuận tiện, phân khu và phân kỳ hợp lý, đa dạng sản phẩm, tạo hệ sinh thái dịch vụ và việc làm, tập trung tiện ích, môi trường thân thiện, vận hành bền vững, gắn kết cộng đồng.

Huyền Phạm