Không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong tuần đầu tháng 8

Theo dữ liệu tổng hợp của Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 7, có 37 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được công bố với tổng giá trị 23.187 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang tuần đầu tháng 8 chưa ghi nhận đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào.

Theo dữ liệu VBMA tổng hợp, tính đến ngày 05/08/2022, có 37 đợt phát hành TPDN được công bố trong tháng 7 với tổng giá trị 23,187 tỷ đồng.

Ngân hàng là nhóm ngành có khối lượng phát hành lớn nhất với 18,298 tỷ đồng (chiếm 79% tổng giá trị phát hành). Trong đó, đứng đầu là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phát hành 5,494 tỷ đồng. Theo sau là NHTMCP Quân đội với 3,030 tỷ đồng. Lãi suất phát hành trung bình nhóm Ngân hàng tương đối thấp, ở mức 5.93%/năm.

Nguồn: HNX
Nguồn: HNX

Nhóm các doanh nghiệp tài chính đứng thứ hai với 2,225 tỷ đồng (chiếm 11.9% tổng giá trị phát hành). Nổi bật nhất là CT Tài Chính Cổ Phần Điện lực khi phát hành 1,725 tỷ đồng trái phiếu xanh riêng lẻ có bảo lãnh 1 phần của GuarantCo và tuân theo theo chuẩn mực phát hành của ICMA. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 6.7%/năm.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng từ đầu năm là 8,996 tỷ đồng, giảm 6% (chiếm khoảng 4.4% tổng giá trị phát hành) và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 195,882 tỷ đồng, giảm 36% (chiếm khoảng 95.6% tổng giá trị phát hành).

Một số doanh nghiệp đang có kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2022 như CTCP Tập Đoàn Masan CTCP Tập Đoàn Masan đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu ra công chúng với giá trị phát hành 700 tỷ đồng với kỳ hạn tối đa 5 năm, lãi suất 9.5%/năm cho 2 kỳ đầu và thả nổi ở các kỳ sau. CTCP Miền Đông CTCP Miền Đông đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 12%/năm với giá trị phát hành không quá 70 tỷ đồng.

Được biết, 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) ghi nhận doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng mạnh. Đồng thời, dòng tiền kinh doanh bất ngờ âm do các khoản phải thu tăng mạnh...

Trong quý 2/2022, Tập đoàn Masan ghi nhận doanh thu thuần giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, đạt 17.834 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của MSN đạt gần 1.215 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần tại Tập đoàn Masan đạt 36.023 tỷ đồng, giảm 12,5% so với mức 41.196 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021.

Chi tiết nợ vay tại MSN (nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2022).
Chi tiết nợ vay tại MSN (nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2022).

Nhằm bù đắp dòng tiền thiếu hụt, Tập đoàn Masan đã đẩy mạnh đi vay nợ để có vốn duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh. Theo đó, tính đến cuối quý 2/2022, nợ vay bao gồm cả trái phiếu hơn 56.872 tỷ đồng, chiếm 45% tổng tài sản.

Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng tới 64% so với đầu năm, từ 18.806 tỷ đồng lên hơn 30.751 tỷ đồng. Ngược lại, nợ vay dài hạn giảm 34% từ 39.372 tỷ đồng xuống còn 26.121 tỷ đồng. Đáng nói, Tập đoàn Masan có hơn 15.723 tỷ đồng là nợ vay trái phiếu không có đảm bảo và gần 18.756 tỷ đồng là trái phiếu có đảm bảo.

Tờ trình Đại hội cổ đông cho biết Masan cũng có kế hoạch lên phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế và phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và tăng vốn điều lệ. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022 và/hoặc 2023. Mệnh giá trái Phiếu dự kiến 100.000 USD và là bội số của 1.000 USD hoặc mệnh giá khác được phù hợp với thông lệ thị trường. Số lượng trái phiếu dự kiến phát hành tối đa 500.000.000 USD.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, lũy kế 7 tháng đầu năm (tính đến ngày 20/7/2022), giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 262,25 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 52,3% khối lượng phát hành có tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành bình quân là 8,12%/năm, tăng 0,22% so với bình quân năm 2021; kỳ hạn phát hành bình quân là 3,64 năm, tăng 0,13 năm so với 2021.

Về cơ cấu phát hành 7 tháng, các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng phát hành đạt lần lượt là 33,58 % và 9,41% tổng khối lượng phát hành; doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đạt 4,1%; doanh nghiệp sản xuất đạt 8,7%; các ngân hàng thương mại phát hành đạt 33,6%.

Thanh Xuân

Theo Chất lượng và Cuộc sống