Sai lầm khiến 90% nhà đầu tư chứng khoán “lỗ đậm”
Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoáng (TTCK) với sự tham gia hàng loạt của nhà đầu tư với mức lợi nhuận hấp dẫn. Song, khi thị trường xảy ra nhiều sóng gió, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ rơi vào hoảng loạn hay thậm chí là bán tháo, chấp nhận “lỗ đậm
Không rõ ràng về mục tiêu, nôn nóng kiếm lời
Từng thành công với cổ phiếu giai đoạn 5 năm trước, anh Tuấn Vinh cho biết đã có bước nhảy vượt bật về tài chính với tỷ suất lợi nhuận trong vòng nửa năm là hơn 50%.
Nhưng ngay giai đoạn sau đó, thấy bạn bè, đồng nghiệp khen ngợi mà tôi chuyển kênh đầu tư sang mã cổ phiếu của ngân hàng khác, để rồi cuối cùng phải ngậm ngùi cắt lỗ, tạm thời rút lui khỏi thị trường với số vốn ban đầu gần gấp đôi giai đoạn thành công trước đó (bao gồm cả nợ vay) và bị lỗ 20%.
Nguyên nhân dẫn tới thất bại của anh Vinh là chưa có kinh nghiệm đọc thị trường, các yếu tố vi mô và vĩ mô có thể tác động xấu để chất lượng cổ phiếu cố chấp.
Nhìn ở góc độ lớn hơn, sai lầm của không chỉ riêng anh Vinh, mà đối với các nhà đầu tư riêng lẻ khác thường đến từ hai việc. Thứ nhất, ngay từ đầu đã không xác định rõ mục tiêu, chỉ là đầu cơ nên không có chiến thuật hợp lý, bao gồm việc cắt lỗ sớm. Thứ hai là không quan tâm tới nhu cầu thanh khoản và thời gian đầu tư.
Với tư duy này, nếu nhà đầu tư có lãi chỉ là do may mắn, không thể lâu dài. Nếu chọn những mã cổ phiếu đầu cơ có thể đúng 9 lần nhưng chỉ với 1 lần sai, có thể sẽ thua lỗ trắng tay. Bởi những lần có lãi do với tâm lý còn thăm dò còn nghi ngờ nên tỷ trọng đầu tư thấp hoặc mới lãi 1 chút đã bán ra ngay. Nhưng với deal thua lỗ cuối cùng có thể nhà đầu tư sẽ không thoát ra kịp và gánh chịu khoản thua lỗ rất nặng nề.
Trên thị trường chứng khoán không hiếm các mã cổ phiếu đầu cơ sau đợt tăng nóng là hơn chục phiên sàn liên tiếp không có người mua đối ứng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế xem thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các thị trường. Đó là nơi đầu tư nghiêm túc, đòi hỏi người tham gia phải có sự hiểu biết. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao kiến thức mỗi ngày là rất quan trọng khi tham gia đầu tư chứng khoán.
Tiếp cận và sử dụng thông tin để đầu tư
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Người có thể tiếp cận thông tin sớm hơn, chính xác hơn sẽ giành được lợi thế lớn và hầu hết họ sẽ trở thành người thắng cuộc trong đầu tư.
Thực tế, giá của cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng lợi nhuận, triển vọng hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự biến động của các yếu tố có liên quan.
Do vậy, những thông tin như khả năng doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hay thấp, ký kết các hợp đồng lớn hay không, động thái mua bán - sáp nhập (M&A), hay những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt sẽ được các nhà đầu tư xem xét như một dấu hiệu quan trọng để đưa ra quyết định mua/bán chứng khoán.
Đương nhiên, các nhà đầu tư đều muốn tiếp cận được những thông tin này nhanh hơn người khác. Đây cũng chính là lý do mà các quốc gia đã ban hành các quy định cụ thể, nghiêm ngặt, bao gồm cả xử lý hình sự đối với những hành vi cung cấp, sử dụng thông tin sai quy định nhằm thu lợi bất hợp pháp (trong đó tiêu biểu là giao dịch nội gián), để đảm bảo tính kỷ luật, công bằng và minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò của thông tin được thể hiện rất rõ khi mà tại các thời điểm có nhiều thông tin quan trọng, giá chứng khoán thường tăng/giảm mạnh và dao động trong biên độ hẹp vào các thời điểm có ít thông tin.
Chẳng hạn, tháng 8 là thời điểm có ít thông tin khi đã qua kỳ báo cáo lợi nhuận quý II nên giá chứng khoán biến động không nhiều, nhưng kể từ cuối quý III, giá thường có sự thay đổi lớn, do có các dự báo về lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư chứng khoán, họ cần nắm bắt rất nhiều loại thông tin để đưa ra quyết định giao dịch, bởi sự biến động của giá cổ phiếu như đã đề cập chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, biến động trong ngành, biến động của doanh nghiệp, thậm chí thông tin cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp.