Sông Hồng City: Dự án trăm triệu USD, 'treo' suốt 30 năm
Dự án Sông Hồng City được UBND thành phố Hà Nội cấp phép đầu tư vào năm 1994, với tổng vốn đầu tư khoảng 240 triệu USD, tại
Chủ đầu tư muốn đẩy nhanh tiến độ đầu tư
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội trả lời thông tin vấn đề liên quan đến dự án Sông Hồng City. Đây là một trong những nội dung đã được cử tri nêu nhiều lần nhưng qua nhiều kỳ họp nhưng chưa giải quyết dứt điểm.
Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội cho biết ngày 17/11/2022, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Văn bản số 5049/QHKT-NĐ gửi các Sở ngành thành phố, UBND quận Ba Đình và quận Tây Hồ đề nghị tham gia ý kiến lập đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án Sông Hồng City tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình và phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Ngày 5/12/2022, UBND quận Tây Hồ có Văn bản số 1873/UBND-TNMT phúc đáp Sở QH-KT về hiện trạng sử dụng đất của Công ty phát triển đô thị (dự án Sông Hồng City), phường Yên Phụ.
Ngày 27/6/2023, Văn phòng UBND thành phố có Văn bản số 7066/VP ĐT về quy hoạch kiến trúc dự án Sông Hồng City. Đến ngày 14/11/2023, UBND quận Tây Hồ tiếp tục có Văn bản số 2119/UBND-QLĐT gửi UBND thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Sông Hồng City.
Ngày 17/11/2023, Văn phòng UBND thành phố có Thông báo số 533/TB-VP về kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố: Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn tại cuộc họp về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn quận Ba Đình.
Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp, đôn đốc các sở ngành thành phố khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 7066/VP-ĐT ngày 27/6/2023, báo cáo UBND thành phố trong tháng 11/2023.
Ngày 18/3/2024, Công ty phát triển đô thị có Công văn số 01/CV về việc thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án Sông Hồng City tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình và phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (lần 2) gửi Thành ủy Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 02/4/2024, Văn phòng UBND Thành phố có Văn bản số 3721/VP-ĐT về ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đối với Công văn số 01/CV ngày 18/3/2024 của Công ty phát triển đô thị. Trong đó có nội dung: “Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các Sở, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan (nếu cần), kiểm tra, rà soát, căn cứ vào quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành để tham mưu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố để báo cáo Thường trực Thành ủy theo Quy chế làm việc”.
UBND thành phố Hà Nội cho biết mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 2006/KHĐT-KTĐN ngày 08/5/2024 gửi lấy ý kiến các sở, ngành và UBND Quận Ba Đình, Tây Hồ về việc xem xét đề nghị của Công ty Phát triển đô thị đối với dự án Sông Hồng City. Sau khi có ý kiến trả lời của các đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
Sông Hồng City 'treo' 30 năm
Dự án Sông Hồng City được ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư năm 1994 cho phép Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Antara Koh Development (V) Pte, Ltd (Singapore) thành lập Công ty liên doanh có tên là Công ty Phát triển đô thị để thực hiện dự án.
Dự án có tổng mức đầu tư 250 triệu USD, tiến độ thực hiện trong vòng 8 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư phải hoàn thành việc xây dựng và đưa các công trình xây dựng vào vận hành.
Tháng 3/1995, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thu hồi 60.000m2 đất tại khu vực hồ Nghĩa Dũng cho Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội thuê để liên doanh với nước ngoài xây dựng dự án. Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội đã được nhận bàn giao đất tại thực địa ngày vào tháng 7/1995.
Đến tháng 9/1995, UBND thành phố quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Phát triển đô thị (thời hạn sử dụng đất là 45 năm kể từ ngày 29/11/1994 đến 29/11/2039) và phê duyệt quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 dự án Sông Hồng City. Tuy nhiên, sau 30 năm đến nay dự án Sông Hồng City vẫn chỉ nằm trên giấy.
Việc dự án Sông Hồng City bị ngừng triển khai, UBND thành phố Hà Nội từng cho biết, do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có sự thay đổi quy định pháp luật Nhà nước về quy hoạch đê điều, quy hoạch thoát lũ, quy hoạch phân khu qua các thời kỳ.
Cụ thể, về chủ quan, giai đoạn 1997-2001, do ảnh hưởng và tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á, thị trường bất động sản suy thoái, nhà đầu tư gặp khó khăn tài chính dẫn đến dự án Sông Hồng City bị ngừng triển khai.
Về khách quan, từ năm 2001, dự án Sông Hồng City bị ngừng triển khai do chưa phù hợp quy định của Pháp lệnh Đê điều (hiệu lực từ 1/1/2001). Sau khi Luật Đê điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007, dự án thuộc quy hoạch thoát lũ.