“Thành phố” phía Đông đang thành hình, giá bất động sản tiếp tục tăng?
Theo nhận định của một số chuyên gia, phía Đông Thủ đô đang trở thành đô thị vệ tinh cho khu vực nội đô, và thị trường BĐS nơi đây cũng đang được hưởng lợi nhờ vào vị trí địa lý của nó, cũng như sự đầu tư bài bản của các chủ đầu tư lớn, điển hình là Vinhomes.
Thực tế, những năm gần đây khi nói tới quy hoạch đô thị và thị trường BĐS Thủ đô, phần lớn tập trung về phía Tây, nhất là vào năm 2008 khi Hà Nội sáp nhập Hà Tây. Khi đó các Chủ đầu tư tiếp cận quỹ đất ở phía Tây cũng dễ dàng hơn, vì thế, các dự án BĐS ở khu vực này “mọc lên như nấm”, tuy vậy, đến nay phía Tây chưa được đầu tư bài bản, phát triển manh mún, đơn lẻ bởi rất nhiều dự án quy mô vừa và nhỏ, nhiều dự án “để hoang” rất nhiều năm. Thêm vào đó, không ít người Hà Nội trước đây vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý ngại qua sông, bị xa xôi, cách trở nên Gia Lâm, Long Biên dường như bị bỏ quên của chục năm qua.
Nay, sau một thời gian dài thị trường BĐS chỉ tập trung ở phía Tây thì nay nhiều người đã nhận ra, Hà Nội còn nhiều khu vực tiềm năng khác, thậm chí có nhiều chuyên gia nước ngoài còn bất ngờ khi bên kia sông Hồng lại không được các nhà đầu tư BĐS chú trọng.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 2-3 năm gần đây phía Đông bắt đầu nổi lên như một cực tăng trưởng mới của BĐS Thủ đô khi xuất hiện hàng loạt đô thị lớn được các chủ đầu tư lớn chú trọng đầu tư. Có thể kể tới như Ecopark, Hà Nội Garden City, Vinhomes Riverside, và đặc biệt gần đây là quần thể chuỗi 3 đại đô thị sinh thái biển 1.200ha Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown…biến nơi đây thành một “thành phố vệ tinh” sầm uất của khu nội đô.
Hạ tầng đi trước một bước
Có thể nói tiềm năng của BĐS phía Đông đang nổi lên là nhờ vào yếu tố khác quan về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông phát triển đột phá, chứ không hẳn là vì khu vực này được lăng xê để hút các nhà đầu tư. Trên thực tế, khu vực này đã và đang được Thành phố và nhiều chủ đầu tư BĐS bỏ vốn đầu tư hạ tầng giao thông lớn, đặc biệt là tập đoàn Vingroup. Dễ nhận thấy những tuyến đường khang trang, mở rộng có tính kết nối rất cao như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nút giao Cổ Linh, và sắp tới là những cây cầu được quy hoạch xây mới như cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo...
Chia sẻ về quy hoạch Thủ đô, G.S Đặng Hùng Võ cho rằng, phía Đông có vị trí địa chính trị lý tưởng để phát triển. Khu vực này có dải đất cao, chắc chắn không ngập lụt, và bài toán còn lại là phát triển hạ tầng giao thông.
Với tư duy của tập đoàn Vingroup đi trước một bước, hạ tầng khu vực này đã và đang “thay da đổi thịt”. Trước khi Vingroup đầu tư, khu vực Gia Lâm, Hưng Yên chỉ vài năm trước đây vẫn là vùng quê, nhưng nay đã hoàn toàn khác. Vingroup tạo thành chuỗi đô thị kéo theo cả đô thị phía Đông phát triển. Nói như GS Đặng Hùng Võ, có những đô thị cho dù có đầu tư phát triển nhưng vẫn có thể là đô thị ma, nhưng có những đô thị tự nó phát triển. Một đô thị mà không có việc làm rồi cũng sẽ “chết”, nhưng một đô thị phát triển tự nhiên, sinh ra việc làm ngay chính trên vùng đất này thì sẽ là đô thị sầm uất.
Còn dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, Vinhomes phát triển chuỗi đô thị ở phía Đông quy mô như thế này, sầm uất như vậy là bởi họ đi trước một bước. Họ làm được những điều mà không nhiều chủ đầu tư khác làm được, đó là các tiện ích sống được đầu tư trước một cách bài bản.
Không phải Vinhomes bán mỗi căn hộ, biệt thự, liền kề hay shophouse mà họ còn bán cả không gian sống. Cách đi của Vingroup ngược hẳn với nhiều chủ dự án khác, đó là chỉ quan tâm xây nhà lên rồi bán cho người dân nhưng Vingroup thì ngược lại, họ tư duy hạ tầng phải đi trước một bước, đó là cách làm thông minh. Người dân về sống có hạ tầng chứ không phải là “hạ tầng hứa” như nhiều dự án khác.
“Về sống ở các khu đô thị của Vinhomes không phải căng băng rôn hay biểu ngữ”, ông Ánh ví von. Theo nhận định của chuyên gia Vũ Đình Anh, với quần thể đô thị rộng 1.200ha chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt cho khu vực Gia Lâm và Hưng Yên.
Giá bất động sản khu Đông còn tăng?
Với sự phát triển đột phá của khu Đông, nhiều người đặt câu hỏi, liệu giá BĐS nơi đây còn tiếp tục tăng không, sau khi đã tăng cao kỷ lục nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng.
Ông Trần Trọng Nghĩa, Giám đốc kinh doanh dự án khu vực 1 Vinhomes, cho rằng ngoài yếu tố hưởng lợi từ quy hoạch, thì một yếu tố chủ quan khác đó là nỗ lực của chủ đầu tư mà ở đây là tập đoàn Vingroup. Nếu như Chủ đầu tư không đủ tiềm lực mạnh thì cũng rất khó đầu tư, xây dựng được những đại đô thị lớn như Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire (đang xây dựng) và sắp tới là Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown với chuỗi đô thị quy mô lên tới 1.200ha. Một chủ đầu tư khác phải mất tới 10 năm để kéo được 2 vạn dân về ở nhưng Vinhomes chỉ mất 4 năm để kéo được 5 vạn dân về sinh sống.
Cũng theo ông Nghĩa, giá những căn biệt thự ở Vinhomes Riverside cách đây 5 năm chỉ khoảng 60 triệu đồng/m2, và bán rất vất vả 5 năm không hết, bởi tâm lý người dân ngại đi qua sông, xa quá! Tuy nhiên, có những căn biệt thự ở Vinhomes Riverside hiện giờ có giá cao hơn cả giá nhà mặt phố trong nội đô hơn 400 triệu đồng/m2, trung bình cũng có giá từ 250-300 triệu đồng/m2. Còn tại Vinhomes Ocean Park 1, bắt đầu mở bán năm 2018, với giá cũng chỉ trên dưới 60 triệu đồng/m2 thì vào năm ngoái đã tăng tới 200%, có những căn tăng giá gấp 3 lần. Và ông Nghĩa tin tưởng, trong tương lai ngắn, giá các căn nhà ở Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire hay Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown cũng sẽ có được tốc độ tăng giá kỷ lục thời gian tới.
Theo chia sẻ của ông Nghĩa, đến nay sau 5 tháng mở bán, những căn nhà đầu tiên ở Vinhomes Ocean Park 2 đã bắt đầu bàn giao. Từ nay đến hết năm 2022, Vinhomes dự kiến bàn giao được khoảng 9.000 căn nhà cho khách hàng. Đây cũng là một kỷ lục mới của Vinhomes.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Vinhomes tiếp tục ra mắt sản phẩm Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown, đây là mảnh ghép cuối cùng của chuỗi đô thị phía Đông rộng 1.200ha. Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown có quy mô gần 294ha. Ý nghĩa của từ The Crown là tạo cho cư dân một cuộc sống hoàng gia, đế chế, đỉnh cao của danh vọng và sự thành công, đem lại sự hạnh phúc cho các cư dân, với rất nhiều tiện ích nội khu đẳng cấp.
Có thể kể đến là vịnh biển thiên đường Paradise Bay, Tổ hợp Hồ bơi nước mặn trong nhà và ngoài trời lên tới 3,05 ha trong đó bể bơi ngoài trời 1,85ha, bể bơi trong nhà 0,2ha; Công viên mini với vịnh trượt nước và đường trượt tốc độ do VinWonders thiết kế, bể bơi chuẩn Olympics 3500m2, quảng trường 5.800m2, bộ ba nhà hàng và hàng chục công viên BBQ, Gym…
Chia sẻ về việc phát triển mô hình đô thị đa trung tâm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, hiện nay mô hình phát triển đô thị không đơn độc mà phát triển chùm đô thị, có mạng lưới. Phát triển đô thị phải nằm trong tổng thể, chủ đầu tư dám đi trước, dám chấp nhận thách thức. Làm một dự án BĐS mà không có người đến ở là phá sản ngay. Trước đây, khi so sánh các dự án điển hình thành công thì ở Tp.HCM có Phú Mỹ Hưng còn Hà Nội có Ciputra. Nhưng hiện giờ Ciputra so sánh với nhiều chủ đầu tư khác thì không bằng. Vinhomes Ocean Park 1,2,3 tạo nên quần thể siêu đô thị lên tới 1.200ha gấp 3 lần Phú Mỹ Hưng, Tp.HCM hiện cũng đang phát triển đô thị mới Thủ Thiêm nhưng quy mô cũng chỉ khoảng 700ha, nhưng cũng chia thành các dự án nhỏ. Cũng theo ông Châu, phát triển đại đô thị là con đường tốt nhất để tiết kiệm đất đai, là con đường tốt nhất để phát triển kết cấu hạ tầng.