'Trục xương sống' gần 28.000 tỷ nối TP lớn nhất vùng hạ lưu sông Mê Kông với Cà Mau 'vượt nắng thắng mưa' để về đích

Tuyến huyết mạch được coi như trục xương sống Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau đang dần lộ rõ hình hài sau hơn 1 năm khởi công.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (thuộc Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025) có chiều dài hơn 110km, được khởi công vào tháng 1/2023.

Được khởi công từ tháng 1/2023, đến nay đoạn tuyến đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức về vấn đề giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu cát, thời tiết...; hiện đã đạt 37% giá trị hợp đồng.

Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là dự án trọng điểm quốc gia. Ảnh: Internet 
Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là dự án trọng điểm quốc gia. Ảnh: Internet 

Thời điểm hiện tại, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa mưa, do đó tận dụng những ngày nắng, lực lượng thi công đang tập trung nhân lực và máy móc tiến hành thi công lu nền, gia tải.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 146.985 tỷ đồng; được chia làm 12 dự án thành phần, với tổng chiều dài 723,7 tuyến chính, bao gồm các đoạn:

Đoạn tuyến Hà Tĩnh - Quảng Trị có chiều dài 260,9km; đoạn tuyến Quảng Ngãi - Nha Trang có chiều dài 352,06km; đoạn tuyến Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài 110,9km.

Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1250/CĐ-TTg chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Theo đó, Công điện nêu rõ: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã định hướng đột phá chiến lược về "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội", trong đó xác định ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, trên cả nước phấn đấu có 5.000km đường bộ cao tốc.

Quốc hội và Chính phủ đã ưu tiên tập trung nguồn lực nhằm đầu tư, phát triển hệ thống đường bộ cao tốc trên cả nước.

Ở đoạn thi công nút giao IC2, điểm đầu của dự án, máy móc, thiết bị đều được tăng cường để thi công nền đường. Đoạn nút giao IC4 thuộc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang hiện cũng đang dần thành hình.

Dự án đến nay đạt 37% giá trị hợp đồng. Ảnh: Báo Giao Thông 
Dự án đến nay đạt 37% giá trị hợp đồng. Ảnh: Báo Giao Thông 

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được chia làm 2 dự án thành phần, gồm đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 27.523 tỷ đồng.

Công nhân và máy móc đang triển khai đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Báo Giao Thông 
Công nhân và máy móc đang triển khai đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Báo Giao Thông 

Toàn bộ dự án gồm 4 gói thầu xây lắp; trong đó đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có 1 gói thầu và đoạn Hậu Giang - Cà Mau có 3 gói thầu. Dự kiến, dự án sẽ "về đích" vào cuối năm 2025.

Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên "trục xương sống mới" kết nối nội vùng và liên vùng.

Toàn cảnh hướng đoạn tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: Internet 
Toàn cảnh hướng đoạn tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: Internet 

Theo đó, dự án sẽ giúp "khơi thông" đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các tuyến đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai.

Cần Thơ hiện là TP trực thuộc Trung ương lớn thứ 4 cả nước về cả dân số và diện tích, đây cũng được xem là TP lớn nhất vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045, TP. Cần Thơ sẽ phấn đấu trở thành thành phố thông minh, đáng sống và là điểm đến hấp dẫn nhất về dịch vụ, tiêu dùng, chất lượng cao.

An Nhiên

Theo Chất lượng và cuộc sống