TS.Trần Khắc Tâm: Nền kinh tế gặp khó khăn là một “phép thử nặng ký” đối với các doanh nhân
TS.Trần Khắc Tâm cho hay, nền kinh tế gặp khó khăn, thách thức cũng chính là một “phép thử nặng ký” đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Phép thử này kiểm chứng xem sức chống chịu của doanh nghiệp đó đến đâu, sự nhanh nhạy của đội ngũ doanh nhân trong tình thế khó khăn như thế nào.
TS.Trần Khắc Tâm đã có những chia sẻ với Tài chính Doanh nghiệp về bức tranh kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ nhưng còn đó những khó khăn, thách thức.
Chúng ta đều có thể thấy rằng, từ năm 2020 đến nay, kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố từ dịch bệnh và chính trị thế giới. Tuy nhiên, dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Việt Nam là một trong số nước vẫn giữ vững được sự ổn định của kinh tế vĩ mô và có tốc độ hồi phục ấn tượng. Điều này đã được minh chứng qua các con số và sự nghi nhận của các tổ chức quốc tế.
Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ nhưng còn đó những khó khăn, thách thức. Nếu nhận xét về thời điểm nào chúng ta sẽ thoát khỏi khó khăn này thì rất khó để nói. Bởi, kinh tế trong nước còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố từ sự phát triển, phục hồi của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tôi cho rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, kinh tế Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn trong thời gian tới.
Đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với cộng đồng doanh nghiệp. Nền kinh tế gặp khó khăn, thách thức cũng chính là một “phép thử nặng ký” đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Phép thử này kiểm chứng xem sức chống chịu của doanh nghiệp đó đến đâu, sự nhanh nhạy của đội ngũ doanh nhân trong tình thế khó khăn như thế nào. Thực tế cho thấy, trong thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn có rất nhiều doanh nghiệp phát triển tốt, “biến nguy thành cơ”, biến thách thức thành cơ hội.
Vì thế, đến thời điểm này, khi doanh nghiệp đã vượt qua được sự khó khăn, xây dựng được nền tảng vững chắc thì đến lúc kinh tế hồi phục hoàn toàn, họ sẽ có những bước phát triển bứt phá.
Mới đây, tôi vinh dự được tham dự buổi gặp mặt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với cộng đồng doanh nhân nhân ngày 11/10. Tại buổi gặp mặt này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, doanh nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã bày tỏ vui mừng và tự hào khi nước ta có được đội ngũ doanh nhân đông đảo, lớn mạnh, khẳng định vai trò, đóng góp to lớn cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định tương lai của đội ngũ doanh nhân Việt Nam là rất hứa hẹn nhưng cũng nhiều thách thức.
Tôi cho rằng, để có thể giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng cho công cuộc phát triển đất nước thì đầu tiên phải xác định được những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang vướng mắc là gì.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, dù ở bất cứ thời điểm nào cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức, vấn đề chỉ là khó khăn ít hay nhiều. Thời điểm này, ngoài những thuận lợi như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế đang dần khởi sắc thì doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn. Tôi cho rằng, có 4 khó khăn, vướng mắc quan trọng cần được tháo gỡ:
Thứ nhất, trong một khoảng thời gian dài, kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng bị suy thoái do tác động bởi nhiều nguyên dân. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Minh chứng rõ nét nhất chính là việc chàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động hoặc hoạt động theo dạng tồn tại.
Thứ hai, là về vốn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách về việc ưu đãi tín dụng, ưu đãi nguồn vốn nhưng vì nhiều lý do khác nhau, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn đó. Có thể là do ngân hàng còn thủ tục, máy móc, có thể thê nguyên nhân khác là do các kế hoạch phát triển, mô hình của doanh nghiệp chưa đủ thuyết phục ngân hàng cấp tín dụng… Chúng ta đều biết, nguồn tiền chính là máu của doanh nghiệp. Nếu cạn vốn, không có tiền thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ khó khăn.
Bên lề cuộc gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 4/10 vừa qua tại Hà Nội, cá nhân tôi cũng đã có trao đổi với một số lãnh đạo các ngân hàng rằng chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Chúng tôi rất mong Ngân hàng Nhà nước trao đổi, chỉ đạo với các ngân hàng thương mại rà soát đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ, nhân viên tại các chi nhánh để có thể thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm khơi thông dòng vốn, cung cấp tài chính do doanh nghiệp hoạt động.
Thứ ba chính là thị trường. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nguồn cung ứng đứt hãy, nhiều thị trường gián đoạn. Vì thế, vấn đề lấy lại thị trường thời điểm hậu Covid-19 là rất khó khăn.
Thứ tư là rào cản về cơ chế, chính sách. Nhiều năm qua, các cơ chế chính sách để phát triển kinh tế đã được sửa đổi để đáp ứng với thực tế. Tuy nhiên, ở nhiều lĩnh vực, các chính sách, luật vẫn chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế xã hội.
Nếu các cơ quan quản lý nhà nước có phải pháp để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc này, tôi nghĩ rằng doanh nghiệp sẽ có để “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để bứt phá, phát triển một cách bền vững.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến các doanh nhân?
Tại buổi gặp mặt với đội ngũ doanh nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề nghị đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, đề cao đạo đức kinh doanh, có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành mẫu mực của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn, có trách nhiệm; luôn giữ vững niềm tin đối với cơ nghiệp của bản thân, cơ đồ và tương lai đất nước.
Tôi nghĩ rằng đó là những lời nhắn nhủ, răn dạy một cách tâm huyết, cũng là sự kỳ vọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Điều này cho thấy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao và tin tưởng đội ngũ doanh nhân như thế nào. Bên cạnh vị trí là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tôi cũng là một doanh nhân (Chủ tịch HĐTV Công ty Trần Liên Hưng). Vì vậy, nhân ngày doanh nhân Việt Nam tôi muốn gửi gắm, nhắn nhủ đến các doanh nhân Việt Nam rằng chúng ta sản xuất, kinh doanh không chỉ đơn thuần là kiếm lợi nhuận, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra các sản phẩm phục vụ thị trường. Giờ đây, việc sản xuất, kinh doanh của chúng ta thể hiện tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và khát vọng vươn mình của đất nước. Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói rằng “cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp chắc chắn sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Mới đây, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã gửi gắm đến cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng 5 điều mà tôi cũng rất tâm đắc.
Một là: Thượng tôn pháp luật
- Quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh; đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật. Doanh nghiệp nên có bộ pháp lý để giúp việc này.
Hai là: Trách nhiệm xã hội
- Tham gia đóng góp các hoạt động chăm lo cho cộng đồng yếu thế.
Ba là: Thực hiện tốt chính sách cho người lao động
- Phúc lợi tốt cho người lao động để họ gắn bó và hết lòng với doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm cho người lao động.
Bốn là: Bảo vệ môi trường
- Xử lý tốt vấn đề môi trường. Không vì sản xuất mà làm ô nhiễm môi trường.
Năm là: Hợp tác cùng phát triển
- Doanh nghiệp Sóc Trăng cần ưu tiên hợp tác với nhau để cùng phát triển.
- Phát huy lợi thế cùng địa phương, để hỗ trợ nhau.
- Hợp tác vì sự phát triển chung của tỉnh.
TS.Trần Khắc Tâm hiện đang là Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trần Liên Hưng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp ĐBSCL, Ủy viên Ban chấp hành VCCI. Ông là ĐBQH khóa XIII và Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Khi còn là ĐBQH, TS.Trần Khắc Tâm để lại nhiều dấu ấn trong các bài phát biểu, chất vấn liên quan đến nông nghiệp, được mùa mất giá...