Việt Nam có công trình thủy lợi gần trăm năm dài 20km, bảo vệ hơn 300.000 dân suốt 90 mùa mưa lũ

Toàn tuyến đê có tổng cộng 8 cống dưới đê, trong đó gồm 4 cống tưới kết hợp tiêu và 4 cống trạm bơm qua đê.

Đê La Giang là một công trình thủy lợi dài 19,2km, trải dài qua thị xã Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Với bề dày lịch sử lên đến 90 năm, tuyến đê này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân cùng với trên 48.000ha đất canh tác nông nghiệp. Không chỉ vậy, đê La Giang còn góp phần giữ vững sự ổn định của cơ sở hạ tầng thiết yếu tại nhiều địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh, đảm bảo an toàn cho cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư trong khu vực.

90 năm qua, tuyến đê La Giang đã bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân (Ảnh: Internet)  
90 năm qua, tuyến đê La Giang đã bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân (Ảnh: Internet)  

Theo đó, tuyến đê La Giang, được bắt đầu xây dựng từ năm 1934, trải qua nhiều giai đoạn thi công, từ việc đắp tôn cao, áp trúc, đến mở rộng tuyến đê thông qua các phương pháp thủ công và cơ giới. Đê được phân cấp quản lý dựa trên địa giới hành chính, trong đó Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý 7 cống dưới đê.

Theo thông tin trên Báo Tiền Phong, trong tổng chiều dài 19,2km của đê La Giang, hơn 12km đã được bê tông hóa để tăng cường sự vững chắc. Trong đó có hai loại nền đê đặc trưng, bao gồm đoạn đê có nền cát với hệ số thấm lớn và đoạn đê có nền đất mềm yếu hơn.

Trong tổng chiều dài 19,2km của đê La Giang, hơn 12km đã được bê tông hóa (Ảnh: Internet)  
Trong tổng chiều dài 19,2km của đê La Giang, hơn 12km đã được bê tông hóa (Ảnh: Internet)  

Toàn tuyến đê La Giang có tổng cộng 8 cống dưới đê, trong đó gồm 4 cống tưới kết hợp tiêu và 4 cống trạm bơm qua đê, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước và bảo vệ vùng đất nông nghiệp cũng như khu dân cư. 

Nổi bật tại tuyến đê là cống Trung Lương tại phường Trung Lương, đây là một trong những cống tiêu biểu, được xây dựng mới vào năm 2000. Cống này có quy mô 1 cửa và hệ thống đóng mở của nó được vận hành bằng tời điện với sức nâng 10 tấn, đảm bảo khả năng điều tiết nước một cách hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc duy trì an toàn và ổn định cho toàn bộ tuyến đê.

Nổi bật tại tuyến đê là cống Trung Lương tại phường Trung Lương (Ảnh: Báo Tiền Phong)  
Nổi bật tại tuyến đê là cống Trung Lương tại phường Trung Lương (Ảnh: Báo Tiền Phong)  

Được biết, tuyến đê La Giang đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân cũng như trên 48.000ha đất canh tác, cùng với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng trải rộng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà và Bắc Thạch Hà.

Trước mùa mưa lũ, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn trên tuyến đê được "lên dây cót" bảo vệ nghiêm ngặt (Ảnh: Internet)  
Trước mùa mưa lũ, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn trên tuyến đê được "lên dây cót" bảo vệ nghiêm ngặt (Ảnh: Internet)  

Năm 1978 Hà Tĩnh chứng kiến trận lũ lớn nhất từng xuất hiện trên sông La kể từ khi đê La Giang được xây dựng. Mực nước lũ hoàn nguyên đo được tại vị trí K2+00 đạt tới 8,10m. Mặc dù trận lũ này có quy mô lớn, nhưng nhờ thời gian kéo dài ngắn và lũ rút nhanh, kết hợp với điều kiện thời tiết không quá phức tạp, công tác hộ đê đã được triển khai một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. 

Tuyến đê La Giang bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân và hơn 48.000ha đất canh tác (Ảnh: Internet)  
Tuyến đê La Giang bảo vệ an toàn cho hơn 300.000 người dân và hơn 48.000ha đất canh tác (Ảnh: Internet)  

Theo thông tin trên Báo Tiền Phong, hiện quy mô của đê La Giang đã được đầu tư nâng cấp đáng kể so với trước đây, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ người dân và đất canh tác trong khu vực. Để đảm bảo an toàn cho tuyến đê trước mùa mưa lũ hằng năm, các địa phương cũng đã chủ động tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề cấp bách có thể phát sinh. 

Mộng Kha

Theo Chất lượng và Cuộc sống