Vụ kiện Keangnam- Vina: khách hàng trắng tay

Tòa tuyên bác đơn khởi kiện của bà Thanh với Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina về yêu cầu hủy hợp đồng bán căn hộ.

>>> Keangnam hô biến: Nhà tang lễ thành công viên đô thị, hồ nước…

>>> Cư dân Keangnam kêu cứu vì lo mất hơn 160 tỷ phí bảo trì

>>> Keangnam phá sản vì xây cao ốc chọc trời tỷ USD ở Việt Nam

>>> Nhà bán hết, Keangnam còn gì mà rao bán giá 800 triệu USD?

keangnam_1

Sau 5 ngày nghị án, sáng 17/6, TAND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tuyên bác đơn khởi kiện của bà Thanh với Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina về yêu cầu hủy hợp đồng bán căn hộ.

Theo đơn khởi kiện, khoảng cuối năm 2009, bà Thanh ký hợp đồng mua căn hộ tại tầng 7 của tòa A Keangnam (Mễ Trì) với diện tích gần 119 m2, tổng giá trị 320.000 USD. Tháng 3/2010, bà Thanh thanh toán cho chủ đầu tư gần 800 triệu đồng.

Bà Thanh khởi kiện vì cho rằng, Keangnam không có chức năng được sử dụng ngoại tệ trong việc mua bán, giao dịch căn hộ và các đợt thanh toán bằng USD là vi phạm Pháp lệnh ngoại hối.

Thực tế, hành vi định giá căn hộ bằng ngoại tệ của Keangnam đã bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, bà Thanh cũng cho rằng, diện tích căn hộ không đúng với nội dung trong hợp đồng. Chủ đầu tư phân chia toàn bộ diện tích thuộc sở hữu chung (tường, cột, khung chịu lực, hộp kỹ thuật) cả tòa nhà vào diện tích căn hộ. Do đó, diện tích căn hộ khách hàng nhận chỉ còn là hơn 103 m2.

Phía nguyên đơn đề nghị Keangnam hoàn trả số tiền 800 triệu đồng đã nộp trước đó.

Trình bày trước tòa, đại diện Keangnam cho rằng đơn khởi kiện không có căn cứ. Theo bị đơn, việc ghi giá ngoại tệ trong hợp đồng và sau đó quy đổi là không vi phạm quy định của pháp luật. Mặt khác, văn bản xử phạt của Ngân hàng Nhà nước không phải văn bản quy phạm pháp luật.

Về diện tích căn hộ, phía nguyên đơn trình bày hợp đồng ghi rõ diện tích tính theo Thông tư 01/2009. Tại công văn, cách tính tim tường và tính cả diện tích sở hữu chung.

Luật sư của nguyên đơn đề nghị tuyên hợp đồng vô hiệu vì vi phạm Điều 131, không xác định diện tích riêng và chung.

Phản bác lại, Keangnam viện dẫn Thông tư 01 và Công văn 124. Bị đơn cho rằng vào tháng 11/2013, Cục kiểm tra văn bản xác định cách hướng dẫn từ tim tường đến tim tường là không đúng; và Bộ Xây dựng hủy bỏ Thông tư 01, ban thành Thông tư 03.

HĐXX nhận thấy, giá trên hợp đồng bằng USD là vi phạm Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối. Dựa vào Nghị quyết 04 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao, do hợp đồng quy đổi giá căn hộ bằng ngoại tệ không phù hợp nên cần xác định lại giá căn hộ sang VND tại thời điểm ký kết là 5,9 tỷ đồng.

Tòa cũng tuyên xác định diện tích trên thực tế là 117,129 m2, tức là còn thiếu 0,791 m2.

Trước yêu cầu phản tố của bị đơn đòi nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng, HĐXX tuyên không chấp nhận.

>>> Keangnam hô biến: Nhà tang lễ thành công viên đô thị, hồ nước…

>>> Cư dân Keangnam kêu cứu vì lo mất hơn 160 tỷ phí bảo trì

>>> Keangnam phá sản vì xây cao ốc chọc trời tỷ USD ở Việt Nam

>>> Nhà bán hết, Keangnam còn gì mà rao bán giá 800 triệu USD?

Theo Đỗ Mến

Zing