Yếu tố giúp Địa ốc First Real thoát khỏi rủi ro thanh khoản ngắn hạn
Nhờ các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng cao, Công ty cổ phần Địa ốc First Real thoát khỏi rủi ro liên quan đến tình thanh khoản ngắn hạn.
Công ty cổ phần Địa ốc First Real vừa công bố báo cáo tài chính quý III (kỳ báo cáo từ tháng 4/2024 đến tháng 6/2024 với doanh thu đạt 124 tỷ đồng, giảm đến 58% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, lợi nhuận gộp cũng chỉ còn 8 tỷ đồng.
Doanh thu suy giảm, trong khi đó chi phí tài chính (đạt 3 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt (3 tỷ đồng) lớn nên lợi nhuận sau thuế trong kỳ chỉ vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng. ROE ghi nhận ở mức 0,0013.
Luỹ kế 9 tháng từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024, doanh nghiệp này có doanh thu đạt 96 tỷ đồng, giảm 37% so với kỳ trước. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 60% so với kỳ trước và đạt 10 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2024, doanh nghiệp này nợ phải trả giảm nhẹ từ 661 tỷ đồng xuống còn 576 tỷ đồng. Trong đo, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ với 477 tỷ đồng.
Nhìn về năm báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 9 của các năm trước đó, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này tăng nhanh, cụ thể: Tháng 9/2021 là 218 tỷ đồng; tháng 9/2022 là 464 tỷ đồng; tháng 9/2023 là 525 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tổng nợ của doanh nghiệp này qua các năm báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 9 lần lượt đạt là: Tháng 9/2021 là 228 tỷ đồng; tháng 9/2022 là 580 tỷ đồng; tháng 9/2023 là 661 tỷ đồng.
Trùng hợp, vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp này cũng tăng lên mạnh vào thời điểm năm báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 9/2022 từ 405 tỷ đồng lên 722 tỷ đồng. Rồi sau đó tăng rất chậm và đến kỳ báo cáo này, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt 752 tỷ đồng.
Một điểm cần lưu ý, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp này được hình thành chủ yếu từ các khoản phải thu ngắn hạn (518 tỷ đồng) và hàng tồn kho (276 tỷ đồng). Nhờ 2 mục này cao, doanh nghiệp này thoát khỏi rủi ro liên quan đến tình thanh khoản ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng “nhảy vọt” vào năm báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 9/2022 khi tăng từ 405 tỷ đồng lên 751 tỷ đồng. Giai đoạn này cũng cho thấy, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng mạnh từ 90 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng. Đây cùng là thời điểm mà nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh.
Tính đến ngày 30/6/2024, hàng tồn kho của doanh nghiệp này giảm nhẹ từ 310 tỷ đồng còn 276 tỷ đồng.
Nên lưu ý, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho là những mục mà doanh nghiệp khó có thể xoay sở ngay lập tức để có tiền, nhất là những lúc công ty cần tiền để giao dịch cho việc gấp.