Ba doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi giảm mạnh trong quý 1/2022
CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS), CTCP Gang thép Cao Bằng, CTCP Thép Mê Lin (HNX: MEL) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
TIS báo lỗ sau thuế giảm 34%
CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với lợi nhuận giảm mạnh.
Bù lại, doanh thu tài chính của TIS ghi nhận hơn 960 triệu đồng, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ chủ yếu nhờ chênh lệch tỷ giá.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính trong quý 1/2022 giảm 17% về mức 27,8 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng giảm 24% xuống còn hơn 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp lại bất ngờ tăng 24% lên mức hơn 60 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 31% xuống còn hơn 41,5 tỷ đồng. Trong kỳ, các khoản thu nhập khác cũng giảm mạnh còn hơn 500 triệu đồng.
Sau cùng, TIS ghi nhận lãi trước thuế giảm 35% xuống còn hơn 37 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 34% về mức 29 tỷ đồng.
Vừa qua, TIS đã công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022. Theo đó, trong năm 2022, Tisco lên kế hoạch kinh doanh đạt 20.105 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế mục tiêu trong năm 2022 của Tisco giảm 42%, dự kiến ở mức 90 tỷ đồng.
Cũng trong năm nay, Tisco dự kiến đầu tư 836 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.
Đặc biệt, Tisco cho biết công ty không đủ điều kiện để chia cổ tức. Theo đó, lý do được đưa ra là do quá hạn cho khoản cho vay của dự án tính đến ngày 31/12/2021 (2.199 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa có nguồn để trả. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới cuối năm 2021 là hơn 281 tỷ đồng. Như vậy, đây là năm thứ 10 Tisco không tiến hành phân phối lợi nhuận cho cổ đông.
Ngoài TIS, CTCP Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI) cũng vừa công bố cáo báo tài chính quý 1/2022 với kết quả kinh doanh kém khả quan.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh 89% về mức 118 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoản chi phí được tiết giảm như chi phí bán hàng giảm 8% còn gần 331 triệu đồng; chi phí tài chính giảm 47% về mức 14,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh hơn 12,6 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 2,4 lần cùng kỳ.
Sau khi trừ các loại chi phí và chịu lỗ hơn 51 triệu đồng từ lợi nhuận khác, Gang thép Cao Bằng báo lãi trước và sau thuế giảm 55% và 60%, lần lượt ghi nhận hơn 28 tỷ đồng và hơn 25 tỷ đồng.
CTCP Thép Mê Lin (HNX: MEL) cũng ngậm ngùi báo lãi giảm trong quý đầu tiên của năm 2022.
Cụ thể, doanh thu thuần của MEL đạt hơn 249 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chiếm hơn 90% doanh thu thuần khiến lợi nhuận gộp giảm 30%, về mức gần 20 tỷ đồng.
Sau khi trừ các loại chi phí như bán hàng, tài chính, quản lý doanh nghiệp thì Thép Mê Lin báo lợi nhuận trước thuế đạt hơn 13 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 10,7 tỷ đồng, đều giảm 31% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận của loạt công ty thành viên VNSteel giảm sâu trong quý 1
Mới đây, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) có báo cáo lợi nhuận của nhiều công ty thành viên ghi nhận giảm sâu trong quý 1/2022, đặc biệt là ở mảng thép xây dựng và tôn mạ.
Cụ thể, ở mảng thép xây dựng, Thép miền Nam ước lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt khoảng 5 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm trước.
Thép Vicasa – Vnsteel (HoSE: VCA) giảm lãi 27% xuống 10,3 tỷ đồng. So với quý 1/2021, sản lượng tiêu thụ của Thép Vicasa tăng 2,52%; doanh thu thuần tăng 24,05%. Tuy nhiên giá vốn trong giai đoạn này tăng 26,78% do bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng làm biên lợi nhuận gộp giảm gần 9 tỉ đồng.
Tương tự, Thép Thủ Đức – Vnsteel (UPCoM: TDS) cũng ghi nhân giảm 47%, Vinakyoei giảm đến 63% xuống 86 tỷ đồng trong quý 1/2022.
Ở mảng tôn mạ, các đơn vị thành viên của Vnsteel như tôn mạ TVT giảm mạnh lợi nhuận từ 27,6 tỷ đồng về 73 triệu đồng quý 1 năm nay, Tôn Phương Nam giảm 23% xuống 30,1 tỷ đồng.
Riêng 2 đơn vị thành viên của VNSteel ở mảng thép cán nguội ghi nhận tăng trưởng trong giai đoạn này. Theo đó, Thép Tấm Lá Phú Mỹ tăng 16% ghi nhận lợi nhuận 18,2 tỷ đồng, Thép tấm lá Thống Nhất tăng 83% từ gần 2 tỷ lên 3,6 tỷ đồng.
Riêng trong quý 1/2022, thị trường thép biến động rất lớn, giá các mặt hàng thép tăng mạnh do là ảnh hưởng từ cuộc xung đột chính trị giữa Nga – Ukraine, kèm theo chi phí dầu, khí đốt, phí vận chuyển đều gia tăng.Xu hướng tăng giá tiếp tục được duy trì sang đến thời điểm đầu tháng 4/2022. Điều này tác động rất lớn ngành thép trong nước.