Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại

- Chỉ trong thời gian ngắn InVision Hospitality giành được hợp đồng quản lý tổng cộng 1.300 phòng khách sạn tại Việt Nam nhưng Tổng giám đốc Kevin Beauvais lại nói rằng, ông không muốn chạy đua để có càng nhiều hợp đồng càng tốt, mà quan trọng hơn là tìm được đối tác tin cậy, khách sạn có vị trí đẹp và cơ sở vật chất tốt.

 

>>> Làm được sổ đỏ cho condotel: Chiêu trò PR khách hàng cần cảnh giác?

>>> Condotel: Bất động sản hút dòng tiền nhưng thiếu khung pháp lý

 

Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại - Ảnh 1

Quy mô dự án căn hộ khách sạn càng ngày càng lớn


Trong chuyến công tác đến Việt Nam mới đây, doanh nhân người Mỹ này đã chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp tầm nhìn mới về kinh doanh khách sạn và quan điểm về cuộc chạy đua cam kết lợi nhuận của các dự án căn hộ khách sạn ở Việt Nam hiện nay.

Được biết, trước khi thành lập InVision Hospitality, ông đã có thời gian dài làm việc cho Tập đoàn quản lý khách sạn Marriott International. Tại sao ông lại từ bỏ một tập đoàn danh tiếng như vậy để “ra ở riêng”?

Tôi bắt đầu nghề nghiệp bằng những công việc đơn giản như lái xe ngoài giờ đưa khách từ sân bay đến khách sạn, quản lý sảnh, quản lý buồng rồi dần thăng tiến thành trưởng bộ phận và giám đốc quản lý cho những tập đoàn quản lý khách sạn lớn ở Mỹ.

Nhờ được trải qua nhiều cương vị khác nhau nên tôi hiểu rất rõ về quản lý khách sạn. Đối với tôi, dù quản lý khách sạn ở Mỹ, châu Âu hay ở Úc thì đều có chung một nền tảng là đào tạo nhân viên cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm làm hài lòng khách hàng.

Tôi đã có 25 năm làm việc cho Tập đoàn Marriott International. Năm 1997, tôi đặt chân đến Thái Lan với tư cách là Tổng giám đốc đảm nhiệm trọng trách khai trương khách sạn Marriott đầu tiên tại đây.

Khi khách sạn mở cửa năm 1998 thì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến kinh doanh rất khó khăn nhưng với chiến lược hợp lý, chúng tôi đã trụ vững và sau đó không ngừng mở rộng. Cho đến nay Marriott đang quản lý tới 41 khách sạn ở Thái Lan.

Thời gian làm việc ở Marriott là một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi. Nhưng do sau này, Marriott muốn tôi làm công việc bàn giấy và đi lại nhiều hơn. Họ muốn thăng thức cho tôi làm Phó Chủ tịch nhưng tôi thì không muốn vì tôi muốn làm việc liên quan trực tiếp đến quản lý khách sạn nên tôi quyết định nghỉ.

Sao ông không chọn làm việc cho tập đoàn quản lý danh tiếng nào khác mà lại quyết định thành lập công ty quản lý của riêng mình?

Thực ra sau khi rời Marriott, tôi chuyển sang làm việc cho Minor International. Tập đoàn này sở hữu một vài khách sạn dưới thương hiệu Marriott và Four Seasons, đồng thời có một khách sạn thương hiệu địa phương là Anantara.

Nhiệm vụ của tôi là xây dựng cấu trúc cho thương hiệu Anantara, từ một khách sạn duy nhất sẽ phát triển thành một chuỗi. Chỉ trong 2 năm làm việc cho Minor, số khách sạn Anantara đã tăng từ một lên 10 khách sạn. Ngày nay, Anantara có hơn 50 khách sạn trên toàn cầu.

Tôi tự hào là người đặt nền móng cho Marriott ở Thái Lan và cho thương hiệu khách sạn của người Thái là Anantara.

Bây giờ, tôi làm công việc tương tự, nhưng lần này là cho chính tôi. Tôi quyết định thành lập công ty quản lý khách sạn InVision Hospitality năm 2007. Mục

tiêu của chúng tôi không phải là trở thành một tập đoàn quản lý khách sạn lớn, mà là tập đoàn cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn chất lượng tốt. Chúng tôi đã ký hợp đồng quản lý 12 khách sạn ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

 

Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại - Ảnh 2>>> Chân dung các đại gia "sừng sỏ" đang rót tiền vào khu kinh tế Vân Phong

- Các dự án quy mô hàng tỷ USD tại khu kinh tế Vân Phong có sự hiện hiện của nhiều ông lớn cả trong và ngoài nước.

 

Việt Nam có vị trí như thế nào trong chiến lược phát triển của InVision Hospitality?

Việt Nam là một thị trường quan trọng của chúng tôi. Từ năm ngoái, chúng tôi đã quản lý khu biệt thự và mới đây khai trương thêm khách sạn 22 phòng tại

sân golf Montgomerie Links ở Quảng Nam cho đối tác đầu tiên của chúng tôi tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi cũng đang cùng chủ đầu tư dự án này quy hoạch khu nghỉ dưỡng thương hiệu MAI HOUSE nằm đối diện sân golf.

Khu nghỉ này có 650m chiều dài bờ biển, có căn hộ, biệt thự và khách sạn, đồng thời kết nối với sân golf bằng một đường hầm qua đường để tạo thành một quần thể nghỉ dưỡng.

Vào quý 2 năm tới, chúng tôi sẽ khai trương khách sạn MAI HOUSE đầu tiên của Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh với 225 phòng. Chúng tôi mới ký kết với Nam Tiến Lào Cai để quản lý tổ hợp 700 căn hộ và 270 phòng khách sạn của dự án Scenia Bay tại Nha Trang. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang phát triển một khách sạn GLOW ở Đà Nẵng.

Đâu là tiêu chí để ông lựa chọn quản lý một khách sạn?

Mỗi khi chúng tôi cân nhắc mở một khách sạn mới, chúng tôi phải tìm được đối tác tốt, khách sạn có địa điểm đẹp và cơ sở vật chất tốt.

Đối với chúng tôi, tìm được đối tác cùng quan điểm là rất quan trọng. Nếu chúng tôi bắt tay làm tốt một dự án cùng nhau thì rất có thể sẽ có dự án thứ hai, thứ ba hoặc hơn nữa. Có rất nhiều nhà đầu tư mong muốn ký hợp đồng quản lý nhưng chúng tôi phải lựa chọn đối tác, chứ không phải ai cũng ký.

Đối với hợp đồng quản lý dự án Scenia Bay ở Nha Trang chúng tôi mới ký với Nam Tiến Lào Cai, tôi biết đến công ty thông qua một người bạn mà tôi đã quen hơn 10 năm.

Sau khi nghiên cứu về quá trình phát triển và kinh doanh của Nam Tiến Lào Cai, chúng tôi nhận thấy đây là công ty có kinh nghiệm về xây dựng. Rất nhiều doanh nghiệp mới đầu tư khách sạn không biết xây dựng là thế nào nhưng ban lãnh đạo của Nam Tiến thì khác.

Họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, thuỷ điện và một vài dự án nhà ở. Khi chúng tôi xem xét từng chi tiết họ làm, kỷ luật mà họ thực hiện, chúng tôi thấy rằng đây là một đối tác nghiêm túc và đáng tin cậy.

Các khách sạn do InVision Hospitality quản lý có gì khác biệt so với các khách sạn thương hiệu toàn cầu đang hiện diện ở Việt Nam?

Những thương hiệu khách sạn lớn đều áp dụng tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu. InVision Hospitality vẫn có những tiêu chuẩn chung cần có nhưng nhất thiết phải có yếu tố địa phương.

Chúng tôi có những tiêu chuẩn riêng như phòng tắm phải tuyệt vời, giường nệm phải êm, bữa sáng ngon, nhưng chúng tôi hiểu rằng nếu không có những trải nghiệm mang tính bản địa thì vẫn chưa phải là tốt.

Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại - Ảnh 3

Tìm được đối tác tốt mới quan trọng chứ không phải nhiều hợp đồng

 

Ví dụ, như khi chúng tôi tuyển một nhân viên người Việt, chúng tôi sẽ đào tạo họ bài bản theo các tiêu chuẩn của chúng tôi, theo từng chức năng mà họ sẽ đảm nhiệm.

Họ hiểu được những tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quy tắc cơ bản và sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất. Nhưng khi chúng tôi đào

tạo theo tiêu chuẩn chung, không có nghĩa là chúng tôi cứng nhắc theo tiêu chuẩn đó, mà chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy thoải mái, họ biết cần phải phục vụ thế nào, tiêu chuẩn ra sao, và khi họ hiểu được điều đó, họ sẽ là chính mình.

Vì thế, dù là người Việt hay người Thái, mỗi nhân viên của chúng tôi đều mang đến những tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế tốt nhất ở chính địa phương của họ và họ chính là người thể hiện bản sắc văn hoá địa phương.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn đưa văn hoá địa phương vào thiết kế, trải nghiệm, các chương trình du ngoạn. Những khách sạn chúng tôi quản lý ở Việt Nam sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm bản sắc văn hoá Việt Nam.

Ông có cảm thấy áp lực không khi sẽ quản lý những tổ hợp có gần 1.000 căn hộ và phòng khách sạn, lại có các công năng khác nhau như Scenia Bay?

Trước đây, khi còn làm ở Marriott, tôi đã từng tham gia quản lý một khách sạn ở Chicago với 1.200 phòng với tư cách là trưởng một bộ phận. Sau đó, khi trở thành một quản lý cấp cao, tôi tham gia quản lý một khách sạn 1.200 phòng ở Boston. Với kinh nghiệm quản lý khách sạn lớn của mình nên tôi không choáng ngợp khi quản lý những khách sạn lớn.

Scenia Bay có khách sạn, căn hộ, và trung tâm mua sắm. Khách ở khách sạn có nhu cầu khác, chủ căn hộ có nhu cầu khác, và người mua sắm lại có nhu cầu khác.

Với chủ căn hộ, có người mua căn hộ để nghỉ dưỡng, có người muốn cho thuê. Mỗi đối tượng khách hàng lại cần những tiêu chuẩn phục vụ khác nhau. Khi

tôi còn làm việc ở Marriott có mô hình timeshare, mỗi phòng khách sạn có tới 52 chủ sở hữu mà chúng tôi vẫn quản lý được nên tôi nghĩ quản lý tổ hợp bất động sản đa chức năng sẽ không phải là thách thức lớn.

Tuy nhiên, timeshare trên thế giới được hiểu theo cách khác, còn ở Việt Nam, người mua căn hộ nghỉ dưỡng chủ yếu nhắm đến lợi nhuận cho thuê. Làm thế nào mà ông có thể đáp ứng được kỳ vọng khác biệt này?

Trên thế giới, khách hàng mua kỳ nghỉ timeshare theo tuần và tận hưởng trải nghiệm nghỉ dưỡng đích thực. Họ có thể trao đổi kỳ nghỉ với các khách sạn ở Hawaii, Hàn Quốc hay ở Mỹ. Nhưng mua bất động sản nghỉ dưỡng thì khác. Những người mua bất động sản nghỉ dưỡng đều kỳ vọng giá trị tài sản sẽ gia tăng trong những năm sau.

Ở những nước du lịch phát triển, chủ đầu tư hầu như không phải đưa ra cam kết lợi nhuận, vì họ biết kinh doanh tốt thì giá bất động sản sẽ tăng. Nhưng ở những nước có nền du lịch mới phát triển như Việt Nam thì khác: rất nhiều dự án đang đưa ra cam kết lợi nhuận hấp dẫn.

Thực tế này giống như thị trường nghỉ dưỡng tại Thái Lan hàng chục năm trước nhưng hiện nay ở Thái Lan cũng không còn hình thức này nữa mà chủ đầu tư tập trung vào các giá trị lâu dài, bền vững của sản phẩm như : sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ đảm bảo, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp…

Đối với những sản phẩm cam kết lợi nhuận cho người mua, điều quan trọng nhất là phải được quản lý thống nhất. Nghĩa là tất cả các căn hộ đều phải được

quản lý theo một tiêu chuẩn chung, để không có chuyện chủ sở hữu này bán giá thấp hơn chủ sở hữu khác và du khách được hưởng dịch vụ giống nhau. Chúng tôi sẽ làm việc với chủ đầu tư để đưa ra mô hình quản lý phù hợp nhất.

Cảm ơn ông vì những chia sẻ rất thú vị này.!

 

 

Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại - Ảnh 4>>> Thận trọng khi "rót tiền" vào bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng

- Đã có một số tín hiệu không tốt phát đi từ thị trường này và giới chuyên gia địa ốc cho rằng, khách hàng nên thận trọng khi “rót tiền” đầu tư vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại đây.

 

Bùng nổ đầu tư căn hộ khách sạn ở Việt Nam dưới góc nhìn của CEO ngoại - Ảnh 5>>> BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, những mảng mầu sáng tối: Bài 2. Ồ ạt nguồn cung, thị trường condotel Đà Nẵng hiển hiện nguy cơ “vỡ trận”!


- Nổi lên như là một kênh đầu tư hấp dẫn, căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng (condotel) tại Đà Nẵng đã thu hút giới đầu cơ, lẫn doanh nghiệp đầu tư một cách ồ ạt.

 

 

Theo Giang Sơn
Báo EnterNews

 

 

Link nguồn: http://batdongsan.enternews.vn/cafe-dia-oc/bung-no-dau-tu-can-ho-khach-san-o-viet-nam-duoi-goc-nhin-cua-ceo-ngoai-20170824090721.html