Cần xử lý nghiêm những sai sót của chủ đầu tư khu TĐC Nam Trung Yên
Nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, cầu thang máy hỏng, đèn chiếu sáng công cộng chưa bao giờ sángi... là thực tế mà hàng trăm hộ dân sinh sống ở khu tái định cư Nam Trung Yên gặp phải.
Người dân đang kỳ vọng sau chuyến kiểm tra của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố cùng đại diện chủ đầu tư, đơn vị quản lý nhà, điện lực, nước sạch, giao thông công chính... những vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết.
Nước nhiễm bẩn, xách nước leo cầu thang bộ 17 tầng...
10h ngày 15/8, trời nắng chói chang, oi bức khiến người đi đường cảm thấy ngột ngạt. Vậy mà ở khoảng sân không bóng mát nằm giữa hai tòa nhà B6B và B6C, khu tái định cư Nam Trung Yên, bà Minh, cư dân tầng 17 của tòa nhà B6B cắm cúi giặt quần áo. Giặt xong cả xô quần áo cho gần chục người, mồ hôi túa ra ướt đẫm lưng áo bà Minh. Chồng bà đứng bên cạnh chờ vợ giặt xong rồi lấy xô xách nước lên tầng. Bà Hải ở nhà 403 B6B thì chọn góc khuất của tòa nhà vò xà phòng trước rồi mới mang quần áo ra téc nước nhựa giữa sân giặt. Bà cũng phải giặt nhanh chóng rồi xách hai xô nước đầy mang ra phía cầu thang...

Những cư dân ở đây bức xúc kể, từ khi phát hiện bể nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn từ bể nước thải tràn sang, một gia đình trong tòa nhà đã đưa cái téc nước 1.000 lít đặt tại đây để cả khu dùng chung. Nước sạch được dẫn ra téc nước từ tòa nhà B6C bằng ống dẫn nước mềm. Cư dân tòa nhà B6B cứ mang quần áo xuống giặt, mang xô xuống xách nước rồi leo cầu thang bộ lên tới tận tầng 17. Chúng tôi hỏi bà Hải: “Nước dẫn ra dùng chung như thế này, ai sẽ trả tiền nước?”. Bà Hải trả lời: “Thì nhà máy nước phải chịu chứ sao”.
Chiếc sân vui chơi chung cho các tòa nhà vốn không phải thiết kế để cho các hộ dân làm sân giặt giũ nên nước cứ chảy thoải mái, lênh láng. “Vào chiều tối, hết giờ làm việc các cô cứ đến mà xem người ta giặt giũ, xách nước đông vui lắm!” – một người dân kể mà giọng méo xệch. Sau khi xảy ra sự cố nước nhiễm bẩn, đơn vị cấp nước chở xe téc đến cung cấp nước sạch cho bà con tòa B6B, nhưng họ đến không khớp với giờ sinh hoạt của người dân nên người dân vẫn phải kết hợp dùng nước kéo từ tòa nhà B6C.
Ông Tạ Minh Thường là khổ chủ của căn phòng 1706 kể: “Nhà tôi ở tầng cao nhất mà cũng bị dột. Chẳng hiểu họ xây dựng kiểu gì mà nhà vệ sinh, chỗ nấu bếp nhà tôi lại bị dột. Tòa nhà có hai cái thang máy thì chỉ dùng một cái. Thế mà thang máy thì bị mất điện thường xuyên”. Bà Vũ Thị Thành ở tầng 8 tiếp lời: “Tôi về đây ở từ ngày 1/1/2011 thì có tới 3 lần cầu thang máy không hoạt động. Lần lâu nhất kéo dài 20 ngày, có lần hơn 10 ngày, lần thì 3, 4 ngày. Chúng tôi gọi điện, gửi đơn, phản ánh mãi mà không thấy ai sửa chữa. Nhà ở trên cao, chúng tôi thì già yếu, leo mãi không tới nơi. Từ phòng ở đi xuống, tôi phải nghỉ làm 3 chặng”. Tòa nhà B6C cũng trong tình trạng thang máy một chiếc hoạt động cầm chừng, một chiếc nằm “nghỉ ngơi”. Bà Xuân ở phòng 406 than vãn: “Chồng tôi 73 tuổi, bị bệnh gút, bệnh tim. 12 ngày cầu thang máy không hoạt động cũng là 12 ngày ông ấy không dám rời khỏi phòng đi xuống sân”.
Những bức xúc của bà con hai tòa nhà phản ánh từ trong căn hộ ra đến tận đường giao thông: Trong nhà thì dột, cánh cửa bị làm sai chất liệu, dùng tay cũng bẻ được ra, nước không có để dùng, cầu thang thì không chạy, đường điện giao thông không sáng, bà con không dám xuống sân vào ban đêm… Chỉ vào đám cỏ nát bươm mới cắt bằng công cụ thô sơ theo kiểu “cào cấu” ở ven sân, ông Thường nói: “Mọi khi cỏ lau mọc cao vút. Sau khi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thành phố đến kiểm tra, họ cho người cắt cỏ cả đêm qua, mãi đến 5h sáng nay mới xong đấy!”.
Trước đó, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đến kiểm tra các tòa nhà trên và yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) và các đơn vị liên quan phải khắc phục ngay những sự cố khó chấp nhận ở khu tái định cư này.
Phải ràng buộc trách nhiệm
Sáng 15/8, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đại diện các ban, ngành có mặt tại khu nhà B6B và B6C. Chúng tôi theo dõi cuộc trao đổi giữa một vị cán bộ tự xưng là người của đơn vị xây dựng với người khu nhà B6C và nhận thấy đa số người dân đều tập trung vào các vấn đề: làm rõ chất lượng nước sinh hoạt; bật đèn chiếu sáng công cộng; đảm bảo để thang máy không bị hư hỏng.
Người dân còn cho biết, sau khi có chuyến khảo sát của đồng chí Chủ tịch, hiện nay đã có người thay cửa, lắp bóng đèn cầu thang, thay gạch (ở những chỗ bị lở), khắc phục sự cố ngấm nước ở bể nước sinh hoạt, thang máy vận hành trở lại...
Tính đến thời điểm hiện tại, thang máy đã vận hành trở lại, nước sinh hoạt vẫn được cấp. Còn các hộ dân nhà B6B vẫn chưa được cấp nước sinh hoạt do đang khắc phục sự cố bể nước, người dân vẫn lấy nước bên nhà B6C và nước do Công ty Nước sạch cung cấp bằng téc.
Trao đổi với ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ khai thác khu đô thị, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, chúng tôi được biết, đơn vị này được giao quản lý các khối nhà trong khu tái định cư Nam Trung Yên từ năm 2008. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ quản lý phần bên trong của từng khối nhà còn từ vỉa hè trở ra chưa được bàn giao do chủ đầu tư chưa hoàn thiện phần hạ tầng. Với chức năng của mình, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội có chức năng: trông giữ xe (ở phần diện tích tầng 1 của từng khối nhà); quản lý quỹ nhà; chống cơi nới; quản lý các tài sản công khác có trong khối nhà...
Cũng bởi lý do trên nên ngay cả việc chiếm dụng sân chơi, vỉa hè làm nơi trông giữ xe hoặc để xe bừa bãi, đơn vị này cũng không có thẩm quyền nhắc nhở. Ngay như thang máy hỏng, đơn vị quản lý nhà lại phải báo lên cho chủ đầu tư. Việc sửa chữa do chủ đầu tư yêu cầu nhà cung cấp thiết bị bởi thang máy đang trong thời gian bảo hành.
Nếu như việc nghiệm thu được tiến hành, trách nhiệm quản lý vận hành thang máy nói riêng và hệ thống hạ tầng được giao cho đơn vị quản lý nhà thì việc khắc phục sự cố hỏng hóc sẽ được xử lý nhanh chóng hơn. Hiện nay, mặc dù hệ thống đèn thắp sáng ở vỉa hè, đường dạo, sân chơi được lắp đặt nhưng vẫn không được bật sáng chỉ vì chưa bàn giao. Hay như việc vận hành hệ thống đấu nối hạ tầng kỹ thuật cũng không được thực hiện do đơn vị quản lý chưa tiếp nhận nên không biết cơ chế vận hành và cũng chưa được phép vận hành.
Muốn làm tốt việc quản lý vận hành quỹ nhà, chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Quyết định 20 ngày 5/7/2011 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở, căn hộ và các công trình phụ trợ thuộc các khu chung cư phục vụ công tác tái định cư của thành phố quy định rõ chủ đầu tư cam kết thực hiện có thời hạn hoàn thiện hạ tầng. Tuy nhiên, nhìn lại những gì xảy ra ở khu tái định cư Nam Trung Yên thì thấy: bàn giao nhà từ năm 2008 nhưng đến nay chưa bàn giao hạ tầng. Ngay như với sự cố thang máy ở nhà B6C, đơn vị quản lý nhà thông báo chủ đầu tư, chủ đầu tư hứa khắc phục nhưng lại để đấy... Thế nên mới có việc, thang máy bị hỏng gần 20 ngày liên tục...
Trước sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành chức năng, hy vọng những sự cố xảy ra ở khu tái định cư Nam Trung Yên sẽ được khắc phục. Để những khu tái định cư khác trên địa bàn Hà Nội không rơi vào tình trạng này, đề nghị các ban, ngành liên quan cần làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những sai sót của chủ đầu tư đối với từng khu tái định cư mà họ thực hiện phần xây dựng dự án
Nước nhiễm bẩn, xách nước leo cầu thang bộ 17 tầng...
10h ngày 15/8, trời nắng chói chang, oi bức khiến người đi đường cảm thấy ngột ngạt. Vậy mà ở khoảng sân không bóng mát nằm giữa hai tòa nhà B6B và B6C, khu tái định cư Nam Trung Yên, bà Minh, cư dân tầng 17 của tòa nhà B6B cắm cúi giặt quần áo. Giặt xong cả xô quần áo cho gần chục người, mồ hôi túa ra ướt đẫm lưng áo bà Minh. Chồng bà đứng bên cạnh chờ vợ giặt xong rồi lấy xô xách nước lên tầng. Bà Hải ở nhà 403 B6B thì chọn góc khuất của tòa nhà vò xà phòng trước rồi mới mang quần áo ra téc nước nhựa giữa sân giặt. Bà cũng phải giặt nhanh chóng rồi xách hai xô nước đầy mang ra phía cầu thang...

Những cư dân ở đây bức xúc kể, từ khi phát hiện bể nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn từ bể nước thải tràn sang, một gia đình trong tòa nhà đã đưa cái téc nước 1.000 lít đặt tại đây để cả khu dùng chung. Nước sạch được dẫn ra téc nước từ tòa nhà B6C bằng ống dẫn nước mềm. Cư dân tòa nhà B6B cứ mang quần áo xuống giặt, mang xô xuống xách nước rồi leo cầu thang bộ lên tới tận tầng 17. Chúng tôi hỏi bà Hải: “Nước dẫn ra dùng chung như thế này, ai sẽ trả tiền nước?”. Bà Hải trả lời: “Thì nhà máy nước phải chịu chứ sao”.
Chiếc sân vui chơi chung cho các tòa nhà vốn không phải thiết kế để cho các hộ dân làm sân giặt giũ nên nước cứ chảy thoải mái, lênh láng. “Vào chiều tối, hết giờ làm việc các cô cứ đến mà xem người ta giặt giũ, xách nước đông vui lắm!” – một người dân kể mà giọng méo xệch. Sau khi xảy ra sự cố nước nhiễm bẩn, đơn vị cấp nước chở xe téc đến cung cấp nước sạch cho bà con tòa B6B, nhưng họ đến không khớp với giờ sinh hoạt của người dân nên người dân vẫn phải kết hợp dùng nước kéo từ tòa nhà B6C.
Ông Tạ Minh Thường là khổ chủ của căn phòng 1706 kể: “Nhà tôi ở tầng cao nhất mà cũng bị dột. Chẳng hiểu họ xây dựng kiểu gì mà nhà vệ sinh, chỗ nấu bếp nhà tôi lại bị dột. Tòa nhà có hai cái thang máy thì chỉ dùng một cái. Thế mà thang máy thì bị mất điện thường xuyên”. Bà Vũ Thị Thành ở tầng 8 tiếp lời: “Tôi về đây ở từ ngày 1/1/2011 thì có tới 3 lần cầu thang máy không hoạt động. Lần lâu nhất kéo dài 20 ngày, có lần hơn 10 ngày, lần thì 3, 4 ngày. Chúng tôi gọi điện, gửi đơn, phản ánh mãi mà không thấy ai sửa chữa. Nhà ở trên cao, chúng tôi thì già yếu, leo mãi không tới nơi. Từ phòng ở đi xuống, tôi phải nghỉ làm 3 chặng”. Tòa nhà B6C cũng trong tình trạng thang máy một chiếc hoạt động cầm chừng, một chiếc nằm “nghỉ ngơi”. Bà Xuân ở phòng 406 than vãn: “Chồng tôi 73 tuổi, bị bệnh gút, bệnh tim. 12 ngày cầu thang máy không hoạt động cũng là 12 ngày ông ấy không dám rời khỏi phòng đi xuống sân”.
Những bức xúc của bà con hai tòa nhà phản ánh từ trong căn hộ ra đến tận đường giao thông: Trong nhà thì dột, cánh cửa bị làm sai chất liệu, dùng tay cũng bẻ được ra, nước không có để dùng, cầu thang thì không chạy, đường điện giao thông không sáng, bà con không dám xuống sân vào ban đêm… Chỉ vào đám cỏ nát bươm mới cắt bằng công cụ thô sơ theo kiểu “cào cấu” ở ven sân, ông Thường nói: “Mọi khi cỏ lau mọc cao vút. Sau khi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thành phố đến kiểm tra, họ cho người cắt cỏ cả đêm qua, mãi đến 5h sáng nay mới xong đấy!”.
Trước đó, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đến kiểm tra các tòa nhà trên và yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) và các đơn vị liên quan phải khắc phục ngay những sự cố khó chấp nhận ở khu tái định cư này.
Phải ràng buộc trách nhiệm
Sáng 15/8, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đại diện các ban, ngành có mặt tại khu nhà B6B và B6C. Chúng tôi theo dõi cuộc trao đổi giữa một vị cán bộ tự xưng là người của đơn vị xây dựng với người khu nhà B6C và nhận thấy đa số người dân đều tập trung vào các vấn đề: làm rõ chất lượng nước sinh hoạt; bật đèn chiếu sáng công cộng; đảm bảo để thang máy không bị hư hỏng.
Người dân còn cho biết, sau khi có chuyến khảo sát của đồng chí Chủ tịch, hiện nay đã có người thay cửa, lắp bóng đèn cầu thang, thay gạch (ở những chỗ bị lở), khắc phục sự cố ngấm nước ở bể nước sinh hoạt, thang máy vận hành trở lại...
Tính đến thời điểm hiện tại, thang máy đã vận hành trở lại, nước sinh hoạt vẫn được cấp. Còn các hộ dân nhà B6B vẫn chưa được cấp nước sinh hoạt do đang khắc phục sự cố bể nước, người dân vẫn lấy nước bên nhà B6C và nước do Công ty Nước sạch cung cấp bằng téc.
Trao đổi với ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ khai thác khu đô thị, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, chúng tôi được biết, đơn vị này được giao quản lý các khối nhà trong khu tái định cư Nam Trung Yên từ năm 2008. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ quản lý phần bên trong của từng khối nhà còn từ vỉa hè trở ra chưa được bàn giao do chủ đầu tư chưa hoàn thiện phần hạ tầng. Với chức năng của mình, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội có chức năng: trông giữ xe (ở phần diện tích tầng 1 của từng khối nhà); quản lý quỹ nhà; chống cơi nới; quản lý các tài sản công khác có trong khối nhà...
Cũng bởi lý do trên nên ngay cả việc chiếm dụng sân chơi, vỉa hè làm nơi trông giữ xe hoặc để xe bừa bãi, đơn vị này cũng không có thẩm quyền nhắc nhở. Ngay như thang máy hỏng, đơn vị quản lý nhà lại phải báo lên cho chủ đầu tư. Việc sửa chữa do chủ đầu tư yêu cầu nhà cung cấp thiết bị bởi thang máy đang trong thời gian bảo hành.
Nếu như việc nghiệm thu được tiến hành, trách nhiệm quản lý vận hành thang máy nói riêng và hệ thống hạ tầng được giao cho đơn vị quản lý nhà thì việc khắc phục sự cố hỏng hóc sẽ được xử lý nhanh chóng hơn. Hiện nay, mặc dù hệ thống đèn thắp sáng ở vỉa hè, đường dạo, sân chơi được lắp đặt nhưng vẫn không được bật sáng chỉ vì chưa bàn giao. Hay như việc vận hành hệ thống đấu nối hạ tầng kỹ thuật cũng không được thực hiện do đơn vị quản lý chưa tiếp nhận nên không biết cơ chế vận hành và cũng chưa được phép vận hành.
Muốn làm tốt việc quản lý vận hành quỹ nhà, chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Quyết định 20 ngày 5/7/2011 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở, căn hộ và các công trình phụ trợ thuộc các khu chung cư phục vụ công tác tái định cư của thành phố quy định rõ chủ đầu tư cam kết thực hiện có thời hạn hoàn thiện hạ tầng. Tuy nhiên, nhìn lại những gì xảy ra ở khu tái định cư Nam Trung Yên thì thấy: bàn giao nhà từ năm 2008 nhưng đến nay chưa bàn giao hạ tầng. Ngay như với sự cố thang máy ở nhà B6C, đơn vị quản lý nhà thông báo chủ đầu tư, chủ đầu tư hứa khắc phục nhưng lại để đấy... Thế nên mới có việc, thang máy bị hỏng gần 20 ngày liên tục...
Trước sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành chức năng, hy vọng những sự cố xảy ra ở khu tái định cư Nam Trung Yên sẽ được khắc phục. Để những khu tái định cư khác trên địa bàn Hà Nội không rơi vào tình trạng này, đề nghị các ban, ngành liên quan cần làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những sai sót của chủ đầu tư đối với từng khu tái định cư mà họ thực hiện phần xây dựng dự án
Theo Cao Hồng – Việt Hà
CAND
CAND