Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng
Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.
Giá vốn ghi nhận ở mức cao (45.449 tỷ đồng) khiến cho lợi nhuận gộp chỉ thu về chỉ còn 2.676 tỷ đồng, tăng 161 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này, chi phí tài chính (1.164 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (1.109 tỷ đồng) khá cao đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này còn 381 tỷ đồng, trong khi đó năm trước ghi nhận ở mức 405 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2023, doanh nghiệp có tổng nguồn vốn đạt 34.984 tỷ đồng. Trong đó, nợ đang chiếm phần lớn với 22.885 tỷ đồng và sau đó là vốn chủ sở hữu với 12.098 tỷ đồng. Với báo cáo tài chính này, doanh nghiệp này đang cho thấy nợ phải trả đang lớn hơn vốn chủ sở hữu 1,8 lần.
Đáng chú ý, phải thu ngắn hạn của khách hàng của doanh nghiệp này tăng đột biến từ 934 tỷ đồng lên 3.218 tỷ đồng chỉ trong vòng một năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn.
Điểm sáng của doanh nghiệp này là hàng tồn kho giảm nhẹ từ 1.055 tỷ đồng xuống còn 952 tỷ đồng. Đồng thời tài sản ngắn hạn cho thấy, doanh nghiệp này có tiền gửi kỳ hạn lên đến 2.133 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này giảm đến 983 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Được biết, Tổng công ty Điện lực miền Trung hoạt động theo hình thức Công ty TNHH MTV do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp này là điện.
Bên cạnh các công ty trực thuộc, doanh nghiệp này cũng đang sở hữu loạt công ty công và công ty liên kết. Trong doanh danh sách sách có Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung (Điện lực Miền Trung chiếm 22,97% tỷ lệ sở hữu). Đây là doanh nghiệp bị Thanh tra Chỉnh phủ đã chỉ ra loạt sai phạm tại dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút.
Cơ quan này xác định UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khi vị trí khu đất thực hiện các dự án chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Cư Jút và quy hoạch xây dựng nông thôn mới thị trấn Ea Tling, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút.Bên cạnh đó, tổ giúp việc đã có vi phạm khi không lấy ý kiến tham gia của các sở/ngành có liên quan trong việc thẩm định dự án.
Ngoài ra, năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút không được thẩm định, đánh giá theo quy định tại Luật Đầu tư 2014; Chủ đầu tư dự án chưa thực hiện việc báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hạng mục đường dây 110 kV là vi phạm quy định Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Về việc cho thuê đất thực hiện dự án, Thanh tra Chính phủ xác định UBND tỉnh Đắk Nông cho chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút diện tích 59,96 ha nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất xây dựng công trình năng lượng.
Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung là chủ đầu tư Dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút đã khởi công xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời trong khi đất xây dựng dự án chưa được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê là vi phạm Luật Xây dựng 2014.
Đáng nói hơn, dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jút vận hành thương mại trước khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình hoàn thành.