Dự án đường vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục: Phê duyệt đã 4 năm, chưa rõ ngày về đích

Dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục được phê duyệt từ 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng đến nay mới chỉ giải phóng mặt bằng được vài ngôi nhà.

 

Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra dọc tuyến vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực nội đô lịch sử. Đây là công trình trọng điểm của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Do đó, việc càng kéo dài thời gian thực hiện dự án sẽ càng gây lãng phí về nguồn lực của TP trong khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông của khu vực nội đô ngày càng xuống cấp, gây bất an, bức xúc cho người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự án. 
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra dọc tuyến vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực nội đô lịch sử. Đây là công trình trọng điểm của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Do đó, việc càng kéo dài thời gian thực hiện dự án sẽ càng gây lãng phí về nguồn lực của TP trong khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông của khu vực nội đô ngày càng xuống cấp, gây bất an, bức xúc cho người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự án. 

 

Theo tìm hiểu, dự án vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2km, mặt cắt ngang 50m; điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình).
Theo tìm hiểu, dự án vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2km, mặt cắt ngang 50m; điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình).

 

Tổng đầu tư dự án là gần 7.800 tỷ đồng, từ ngân sách thành phố; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 6.400 tỷ đồng, chi phí xây dựng đường là 627 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt từ 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020.
Tổng đầu tư dự án là gần 7.800 tỷ đồng, từ ngân sách thành phố; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 6.400 tỷ đồng, chi phí xây dựng đường là 627 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt từ 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020.

 

Tuy nhiên, ghi nhận của VietnamFinance cho thấy đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục mới chỉ giải phóng mặt bằng được vài căn nhà tại đoạn nút giao Láng Hạ và nút giao Hoàng Cầu.
Tuy nhiên, ghi nhận của VietnamFinance cho thấy đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục mới chỉ giải phóng mặt bằng được vài căn nhà tại đoạn nút giao Láng Hạ và nút giao Hoàng Cầu.

 

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng (chủ đầu tư), nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu của dự án này là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Cụ thể, 2.017 hộ dân phải nhường đất làm đường, trong đó 442 hộ dân chưa đồng ý cho đo đạc.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng (chủ đầu tư), nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu của dự án này là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Cụ thể, 2.017 hộ dân phải nhường đất làm đường, trong đó 442 hộ dân chưa đồng ý cho đo đạc.

 

Đáng chú ý, nhiều năm nay, 139 hộ dân thuộc khu đất hơn 6.000 m2 giữa đường Đê La Thành và vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ và 78 hộ giáp trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam kiến nghị về quy hoạch khu vực này.
Đáng chú ý, nhiều năm nay, 139 hộ dân thuộc khu đất hơn 6.000 m2 giữa đường Đê La Thành và vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ và 78 hộ giáp trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam kiến nghị về quy hoạch khu vực này.

 

Nhìn từ trên cao có thể thấy dự án đường Vành đai 1 sau 4 năm được phê duyệt mới chỉ giải phóng mặt bằng được một phần rất nhỏ.
Nhìn từ trên cao có thể thấy dự án đường Vành đai 1 sau 4 năm được phê duyệt mới chỉ giải phóng mặt bằng được một phần rất nhỏ.

 

Trong khi đó, khi Hà Nội trình dự án vành đai 4 ra Chính phủ, Quốc hội đều yêu cầu khép kín các vành đai 1, 2, 3.Để đẩy nhanh tiến độ, HĐND thành phố cũng đã thông qua nghị quyết về triển khai dự án giai đoạn 2021-2025.

Trong khi đó, khi Hà Nội trình dự án vành đai 4 ra Chính phủ, Quốc hội đều yêu cầu khép kín các vành đai 1, 2, 3.

Để đẩy nhanh tiến độ, HĐND thành phố cũng đã thông qua nghị quyết về triển khai dự án giai đoạn 2021-2025.

 

Ghi nhận thực tế, hiện có 2 điểm có giải phóng mặt bằng là khu vực nút giao Láng Hạ và Hoàng Cầu. Trong đó, khu vực nút giao Láng Hạ là đoạn tiếp giáp với số 1 Láng Hạ.
Ghi nhận thực tế, hiện có 2 điểm có giải phóng mặt bằng là khu vực nút giao Láng Hạ và Hoàng Cầu. Trong đó, khu vực nút giao Láng Hạ là đoạn tiếp giáp với số 1 Láng Hạ.

 

Hiện tại khu vực này cũng chỉ giải phóng vài nhà tạm bợ và quây tôn.
Hiện tại khu vực này cũng chỉ giải phóng vài nhà tạm bợ và quây tôn.

 

Khu vực thứ 2 ở nút giao Hoàng Cầu cũng giải phóng được vài căn nhà và quây tôn.
Khu vực thứ 2 ở nút giao Hoàng Cầu cũng giải phóng được vài căn nhà và quây tôn.

 

Khu vực đã giải phóng được quây tôn, khóa lối ra vào.
Khu vực đã giải phóng được quây tôn, khóa lối ra vào.

 

Khu vực nút giao Hoàng Cầu hiện vẫn còn nhiều nhà dân chưa giải phóng mặt bằng.
Khu vực nút giao Hoàng Cầu hiện vẫn còn nhiều nhà dân chưa giải phóng mặt bằng.

 

Khu vực này hiện cũng đang giải phóng mặt bằng dang dở.
Khu vực này hiện cũng đang giải phóng mặt bằng dang dở.

Minh Đức

Theo VietnamFinance