Gửi tiết kiệm an toàn: Vốn ít, sinh lời cao

Khi có một khoản tiền nhàn rỗi, gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi là hình thức an toàn được nhiều người lựa chọn. Tùy vào mục đích tiết kiệm khách hàng vẫn có thể chọn sản phẩm gửi tiết kiệm tích lũy, kỳ hạn gửi phù hợp để sinh lợi tối đa.

Gửi tiết kiệm an toàn: Vốn ít, sinh lời cao - Ảnh 1

Để có cơ hội sinh lời tốt với nguồn vốn nhỏ, khách hàng phải có những “bí quyết” riêng. Theo các chuyên gia ngân hàng, khách hàng gửi tiết kiệm tích lũy muốn nhận được hưởng lợi lớn cần lựa chọn ngân hàng uy tín phù hợp với nhu cầu, chọn thời hạn tất toán hợp lý, cân nhắc lãi suất ở mức tối ưu nhất…

Mẹo hưởng lãi cao với vốn nhỏ

Lựa chọn ngân hàng nào chính là yếu tố quyết định phần lớn lãi suất bạn nhận được, vậy nên đây được cho là tiêu chí quan trọng hàng đầu, ngân hàng lớn thì độ an toàn sẽ cao, ngân hàng nhỏ thì lãi suất sẽ hấp dẫn hơn. Khi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm tích lũy, khách hàng nên chọn các ngân hàng uy tín thuộc, ưu tiên ngân hàng có các giải pháp, dịch vụ số cho khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Bên cạnh đó, an toàn bảo mật thông tin của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho chính khách hàng.

Khi đã chọn được ngân hàng, một nguyên tắc chung cần biết khi muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng cũng như là nguyên tắc trong kinh doanh là “đừng bao giờ bỏ hết trứng vào cùng một giỏ”, không nên gửi tất cả số tiền vào cùng một tài khoản ngân hàng bởi khi có xảy ra trục trặc như ngân hàng phá sản, tài khoản bị hack,…

Các ngân hàng thường cung cấp các gói tiết kiệm tích lũy theo kỳ hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng cho đến 5 năm. Mỗi kỳ hạn tích lũy, bạn sẽ được nhận lãi suất khác nhau vì vậy tùy vào mục đích tiết kiệm để đóng tiền học, tiêu dùng cá nhân, đầu tư… mà bạn có thể chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp. Để phòng khi có nhu cầu đột suất, khách hàng nên lựa chọn tiết kiệm tích lũy có kỳ hạn ngắn để tránh bị mất lãi của toàn bộ số tiền tiết kiệm hoặc lựa chọn gói được tất toán sổ tiết kiệm linh hoạt.

Thông thường, kỳ hạn gửi tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao, nhưng theo các chuyên gia tài chính thì gửi tiết kiệm kỳ hạn dài chỉ thích hợp nếu có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi, nếu tình hình tài chính không ổn định số tiền này có thể sử dụng đột xuất không lường trước được thì nên chọn kỳ hạn ngắn để đảm bảo nguồn lợi tốt nhất.

Cân nhắc lựa chọn kỳ hạn phù hợp để đảm bào nguồn sinh lời cao nhất  
Cân nhắc lựa chọn kỳ hạn phù hợp để đảm bào nguồn sinh lời cao nhất  

Một số lưu ý khác

Tận dụng tối đa các dịch vụ và tiện ích kèm theo

Hiện nay tính cạnh tranh của các ngân hàng với nhau ngày một cao, với mong muốn thu hút nhiều khách hàng gửi tiết kiệm, các ngân hàng đã sáng tạo nhiều dịch vụ và các tiện ích hữu ích hấp dẫn khi đăng ký tham gia như rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ,… nhiều ngân hàng còn khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm online vừa tiện lợi an toàn và lãi suất cao. Nên tìm hiểu tất cả thông tin khuyến mãi để có thể hưởng tối đa lợi ích từ các dịch vụ tặng kèm.

Chú ý đến lãi xuất tiết kiệm

Với bất kỳ tài khoản tiết kiệm nào cũng có ngày đáo hạn và cũng là điều mà nhiều người quan tâm, mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất riêng khác nhau. Nhất là những ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần luôn thu hút khách hàng với mức lãi suất hấp dẫn.

Vì thế, nguyên tắc quan trọng cần lưu ý là đừng bao giờ rút tiền trước kỳ hạn quy định, chú ý đến ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm vì khi đến hạn khách hàng gửi tiết kiệm có thể rút hết toàn bộ số tiền gốc và tiền lời.

Cách tính lãi suất tiết kiệm = (Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) /365) x Số ngày thực gửi

Hạn chế sự chủ quan

Mặc dù gửi tiết kiệm là phương án an toàn nhưng bất kì sự đầu tư nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Tuy nhiên các sự cố tiền trong ngân hàng “không cánh mà bay” chủ yếu đến từ sự chủ quan của khách hàng, để tránh “trở tay không kịp” khi sự cố xảy ra cần phải nâng cao nhận thức, cảnh giác, loại bỏ sự chủ quan, bảo mật thông tin cá nhân cẩn thận, để tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc.

Nguyên Ngọc

Theo Kinh doanh & Phát triển